Thao tác lập luận so sánh
Hướng dẫn I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: 1. Trong đoạn trích trên – Đối tượng được so sánh: Chiêu hồn – Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Kiều. 2. Những điểm giống nhau – Nói đến con ...
Hướng dẫn
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
1. Trong đoạn trích trên
– Đối tượng được so sánh: Chiêu hồn
– Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Kiều.
2. Những điểm giống nhau
– Nói đến con người
– Những điểm khác nhau
– Phạm vi rộng, hẹp
3. Mục đích so sánh trong đoạn trích là nhằm nhấn mạnh bài văn Chiêu hồn, một tác giả có một không hai trong văn học chúng ta.
4. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng rõ đốì tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
II. CÁCH SO SÁNH
1. Làm sao trong dèm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi. Câu nói trên ca ngợi sự tiến bộ của nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả Tắt đèn trong hoàn cảnh tăm tối trước Cách mạng đã dùng tác phẩm để soi đường cho nhân vật đi đúng hướng. Cả câu này nhằm mục đích nêu tiêu chí "giá trị soi đường" để so sánh.
2. Nguyễn Tuân so sánh Ngô Tất Tố’, tác giả Tắt đèn với hai loại người:
– Loại chủ trương cải lương hương ẩm cho rằng chỉ cần cải cách hủ tục thì đời sống người nông dân sẽ nâng cao không cần làm cách mạng.
– Loại hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác ngày xưa thì đời sống người nông dân sẽ được cải thiện cũng không cần đấu tranh cách mạng.
3. Mục đích so sánh là chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên và cho thấy cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ áp bức bóc lột mình. Đó là sự so sánh khác nhau.
4. Đốì tượng (sự vật, sự việc hiện tượng…) đưa ra so sánh phải có mốì liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
– Cung oán, Chinh phụ, Chiêu hồn đều là tác phẩm văn học nói đến con người; Ngô Tất Tố và một nhà văn đương thời đều là nhà văn viết về nông thôn.
– Cung oán, Chinh phụ, Chiêu hồn so sánh dựa trên chủ nghĩa nhân đạo.
– Ngô Tất Tố và một số nhà văn so sánh dựa trên tiêu chí thấu hiểu thực tế nông thôn.
Kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó.
Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường mà người nông dần phải đi của Tát đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ.
+ LUYỆN TẬP
Gợi ý: Trong đoạn trích trên, tác giả đã so sánh “Bắc Nam về các mặt văn hiến, lãnh thổ, phong tục, tập quán, chính quyền riêng, hào kiệt…” Tác giả đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố vãn hiến, yếu tố mà lâu nay kẻ thù luôn muốn tìm cách phủ nhận nhưng không thể được, vì đó là một thực tế hiển nhiên. Cách so sánh vừa đẳng lập vừa đối lập, thể hiện sinh động sự vừa ngang hàng vừa đối lập của Triệu, Đinh, Lí, Trần của ta và Hán, Đường, Tông, Nguyên của Trung Quốc.
Lời văn đĩnh đạc, đọc nghe sang sảng, toát lên một niềm phơi phới tự hào.
Mai Thu