Thanh điệu
Hầu hết các ngôn ngữ ở châu Phi cận Sahara đều có thanh điệu, ngoại trừ tiếng Swahili ở phía đông và tiếng Wolof, tiếng Fulani ở phía tây. Các ngôn ngữ Chad, các ngôn ngữ Omot và một số nhánh mở rộng của các ngôn ngữ Cushit thuộc hệ ngôn ngữ ...
Hầu hết các ngôn ngữ ở châu Phi cận Sahara đều có thanh điệu, ngoại trừ tiếng Swahili ở phía đông và tiếng Wolof, tiếng Fulani ở phía tây. Các ngôn ngữ Chad, các ngôn ngữ Omot và một số nhánh mở rộng của các ngôn ngữ Cushit thuộc hệ ngôn ngữ Phi-Á là những ngôn ngữ có thanh điệu trong khi các ngôn ngữ chị em của chúng như các ngôn ngữ Semit, các ngôn ngữ Berber và tiếng Ai Cập thì không có thanh điệu.
Một số ngôn ngữ ở Đông Á có thanh điệu, bao gồm tất cả các ngôn ngữ Trung Quốc , tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Lào. Một số ngôn ngữ Đông Á như tiếng Myanma, tiếng Hàn và tiếng Nhật có hệ thống thanh điệu đơn giản hơn. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ trong vùng này hoàn toàn không có thanh điệu như tiếng Mông Cổ, tiếng Khmer và tiếng Mã Lai. Trong số các ngôn ngữ Tây Tạng, các ngôn ngữ Trung Tây Tạng (gồm các phương ngữ ở thủ phủ Lhasa) và tiếng Amdo Tây Tạng thì có thanh điệu, ngược lại tiếng Khams Tây Tạng và tếng Ladakhi thì không có.
Một số ngôn ngữ bản địa ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ có thanh điệu, như các ngôn ngữ Athabask ở Alaska và đông nam Hoa Kỳ (bao gồm tiếng Navajo), và đặc biệt là các ngôn ngữ Oto-Mangue ở Mexico. Các ngôn ngữ Maya hầu hết không có thanh điệu, trừ tiếng Yucatec Maya (có số người nói lớn nhất), tiếng Uspantek và một phương ngữ của tiếng Tzotzil có hệ thống thanh điệu đơn giản.
Tại châu Âu, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Latvia, tiếng Litva, tiếng Serb-Croatia, một số phương ngữ của tiếng Slovenia và tiếng Limburg có hệ thống thanh điệu đơn giản. Các ngôn ngữ Ấn-Âu có thanh điệu khác, được nói ở tiểu lục địa Ấn Độ là tiếng Punjab, tiếng Lahanda, các ngôn ngữ Ấn Độ và tiếng Tây Pahar.
Các ngôn ngữ có thanh điệu bao gồm:
* Một số ngôn ngữ Hán-Tạng, trong đó hầu hết là những ngôn ngữ quan trọng. Một số dạng tiếng Trung có thanh điệu phức tạp (ngoại trừ tiếng Thượng Hải); trong khi một số ngôn ngữ Tây Tạng như tiếng Lhasa chuẩn, tiếng Bhutan và tiếng Myanma có thanh điệu đơn giản. Tuy nhiên, tiếng Nepal Bhasa, ngôn ngữ gốc ở Kathmandu, thì không có thanh điệu, giống như một số phương ngữ Tây Tạng và nhiều ngôn ngữ Tạng-Miến khác.
* Trong ngữ hệ Nam-Á, tiếng Việt và các ngôn ngữ có quan hệ gần với nó thì có hệ thống thanh điệu phức tạp. Các ngôn ngữ khác của ngữ hệ này như tiếng Môn, tiếng Khmer và các ngôn ngữ Munda thì không có thanh điệu.
* Ngữ hệ Kradai thuần nhất, được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Lào thì có hệ thống thanh điệu phức tạp.
* Ngữ hệ Hmong-Mien có hệ thống thanh điệu phức tạp.
* Nhiều ngôn ngữ Phi-Á thuộc các ngữ hệ Chad, Cushit và Omot có hệ thống thanh điệu đơn giản, như tiếng Hausa ở Chad. Nhiều ngôn ngữ Omot khá phức tạp về thanh điệu. Tuy nhiên nhiều ngôn ngữ trong các ngữ hệ nêu trên như tiếng Somali của ngữ hệ Cushiti có rất ít thanh điệu.
* Các nhánh chính của các ngôn ngữ Niger-Congo như tiếng Ewe, tiếng Igbo, tiếng Lingala, tiếng Maninka, tiếng Yoruba và tiếng Zulu, có hệ thống thanh điệu đơn giản. Các ngôn ngữ Kru có hệ thống thanh điệu kín. Các ngôn ngữ Niger-Congo không thanh điệu đáng chú ý có tiếng Swahili, tiếng Fula và tiếng Wolof.
* Hầu như tất cả các ngôn ngữ Nile-Saharan có hệ thống thanh điệu đơn giản.
* Tất cả các ngôn ngữ Khoisan ở Nam Phi có hệ thống thanh điệu kín.
* Gần một nửa các ngôn ngữ Athabask, như tiếng Navajo, có hệ thống thanh điệu đơn giản (các ngôn ngữ ở California, Oregon một số ở Alaska)
* Các ngôn ngữ Iroquoian có thanh điệu, như tiếng Mohawk có ba dấu thanh.
* Tất cả các ngôn ngữ Oto-Manguea có thanh điệu.
Tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latin và có sáu thanh điệu được ghi bằng các dấu thanh đặt trên hoặc dưới nguyên âm chính: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng và không dấu (tức không có dấu nào cả). Việc đặt dấu thanh đối với các từ sử dụng âm đệm w kết hợp với nguyên âm i (được viết là uy) đồng thời không có phụ âm cuối hiện đang còn gây tranh cãi.