13/01/2018, 21:35

Tham khảo đáp án và đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Văn – Hòa Bình có đáp án 2016

Tham khảo đáp án và đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Văn – Hòa Bình có đáp án 2016 Đề tham khảo dành cho các em học sinh lớp 7 – Đề thi cuối kì 1 môn Văn trường THCS Hòa Bình năm 201: Cảm nghĩ của em về một người mà em yêu quí nhất. TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC ...

Tham khảo đáp án và đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Văn – Hòa Bình có đáp án 2016

Đề tham khảo dành cho các em học sinh lớp 7 – Đề thi cuối kì 1 môn Văn trường THCS Hòa Bình năm 201: Cảm nghĩ của em về một  người mà em yêu quí nhất.

TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

NĂM HỌC  2016-2017

MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 7

( Thời gian làm bài : 90 phút)

1: (2,0 điểm)

       Kể tên 4 bài thơ thuộc văn học trung đại mà em đã học? Nêu nghệ thuật và nội dung của bài thơ ”Nam quốc sơn hà”?

2: (1,0 điểm)

     Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?  

3: (1,0 điểm )

 Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

 Tiếng gà ai nhảy ổ:

” Cục…cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

( Trích ”Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

4: (6,0 điểm)  Cảm nghĩ của em về một  người mà em yêu quí nhất .


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

 Câu trả lời

Điểm
1

2,0 điểm

Kể đầy đủ 4  bài thơ  thuộc văn học trung đại:

Nam quốc sơn hà  – Lý Thường Kiệt

Tụng giá hoàn kinh sư  – Trần Quang Khải

Thiên Trường vãn vọng  – Trần Nhân Tông

Qua Đèo Ngang  – Bà Huyện Thanh Quan

–  Bài thơ ”Sông núi nước Nam” được viết trong thời kì cuộc kháng chiến chống Tống lần 2. Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép bài thơ được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

1,0đ

2

1,0 điểm

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

– Học sinh lấy ví dụ:   bố – ba, tía, thầy ; chết – hy sinh

 

0,5đ

0,5đ

 

3

1,0 điểm

  – Tìm đúng  phép điệp ngữ :  điệp từ  ” nghe” 3 lần.

– Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa,  nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy  xao động,đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

 0,5đ

0,5đ

4

6,0 điểm

* Nội dung: Học sinh có thể chọn người em yêu quí là ông, bà,bố,mẹ,anh,chị,em,thầy cô giáo…. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

a. MB::

Giới thiệu được người mà em yêu thích đó là  ai , hình dáng khái quát , cảm nghĩ cuả em về  người đó.

b. TB::

– Nhớ lại  những kỉ niệm được gắn bó với người đó  …….. cảm nghĩ

– Nêu đặc điểm của người đó: hình dáng, hoạt động,tính cách…..cảm nghĩ của em

– Suy nghĩ của em, tình cảm của em với người đó ở hiện tại và trong tương lai ….em mơ ước ….

– Ý nghĩa,sự gắn bó của người đó đối với cuộc sống của em …… luôn dạy bảo cho em những điều hay lẽ phải giúp em khôn lớn trưởng thành…..

c. KB::

– Thái độ, tình cảm của em với người đó, lời tự hứa với người đó.

* Hình thức: Trình bày hoàn chỉnh bài văn theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.  đúng kiểu bài văn biểu cảm; sai không quá 4 lỗi chính tả; dùng từ đặt câu phù hợp, có tính khoa học, chính xác.

 

0,5 đ

4,0 đ

0,5điểm

1,0 điểm

0