Thái Nguyên - ATK - An toàn khu kháng chiến
Vị trí: ATK thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đặc điểm: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Ðiểm di tích lịch sử ATK này đã được Nhà nước xếp ...
Vị trí: ATK thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Đặc điểm: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.
Ðiểm di tích lịch sử ATK này đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981.
Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.
Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích ATK còn nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật - một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1939 -1945; rừng Mấn - nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự của Ðảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Ðảng khi đó và đồng chí Hoàng Quốc Việt từng qua lại hoạt động ở đây; chùa Mai Sơn - nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt nhà in đặc biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng; đình Kha Sơn - nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã... Tất cả những di tích lịch sử này đều đã được xếp hạng quốc gia.
Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác.
Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam.
Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, mỗi phòng sử dụng gần 2.000 đồ vật gồm các đơn vị hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khoa học bổ trợ.
- Phòng mở đầu: khái quát đặc trưng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
- Phòng Việt - Mường gồm dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt.
- Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.
- Phòng Mông - Dao và nhóm Nam á khác gồm dân tộc: H'Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
- Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc: Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M;Nông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm.
- Phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Ô-Pô-li-nê-di gồm các dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru.
Ngoài ra, bảo tàng còn có một khu trưng bày ngoài trời hấp dẫn. Bảo tàng đã thu hút nhiều du khách trong nước, ngoài nước và kiều bào đến thăm quan, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.