Tập làm văn: Cấu tạo bài văn mêu tả cây cối, Câu 1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.Câu 2. Đọc lại bài...
Bè xuôi sông La – Tập làm văn: Cấu tạo bài văn mêu tả cây cối. Câu 1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.Câu 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý.Câu 3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối. I. NHẬN XÉT Câu 1. Đọc ...
I. NHẬN XÉT
Câu 1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.
Bãi ngô
Bài văn có ba đoạn
a) Đoạn 1: (Từ đầu đến “mạnh mẽ, nõn nà”).
Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.
b) Đoạn 2: (Từ “Trên ngọn” đến “óng ánh”).
Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.
c) Đoạn 3: (Phần còn lại)
Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.
Câu 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý
Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô.
– Bài Cây mai tứ quý cũng gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.
– Bài Bãi ngô cũng có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển cùa cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.
Câu 3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối:
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
– Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).
– Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).
– Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự sau dãy:
Phần một: Cây gạo vào mùa trổ hoa.
Phần hai: Cây gạo sau mùa hoa.
Phần ba: Quả gạo lớn lên và tách vỏ nở bông.
Câu 2. Lập dàn ỷ tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.
Dàn ý chi tiết
1) Mở bài:
Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
– Đây là loài cây em thích nhất.
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
– Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
– Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
– Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
– Tán lá dày, xanh thẫm.
– Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
– Lá già dày, màu xanh đậm.
– Lá non mềm mại, màu xanh non.
– Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
– Quả cam thường kết từng chùm.
– Quả non màu xanh.
– Quả chín màu vàng và rất mọng.
Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
– Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”.
Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.
3) Kết bài:
Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.
– Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
– Em rất quí cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
– Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.