25/05/2018, 12:54

Tạo tin tức giả khiến đối phương mắc lỡm

Cuối đời Thanh, huyện Thần Khê tỉnh Hồ Nam có người tên là Vương Tứ mở một quán trọ. Một lần thương nhân họ Đỗ đến thuê một phòng đơn, lúc thức giấc, phát hiện bị mất 50 lạng bạc. Ngày hôm đó, trong khách điếm không có ai khác. Thương gia họ Đỗ nghi ngờ cho ...

Cuối đời Thanh, huyện Thần Khê tỉnh Hồ Nam có người tên là Vương Tứ mở một quán trọ. Một lần thương nhân họ Đỗ đến thuê một phòng đơn, lúc thức giấc, phát hiện bị mất 50 lạng bạc. Ngày hôm đó, trong khách điếm không có ai khác. Thương gia họ Đỗ nghi ngờ cho chủ quán Vương Tứ bèn đi kiện.

Quan huyện Đổng Trọng Thư phát hiện thần sắc của Vương Tứ có điều khả nghi liền sai hai nha dịch tài giỏi bí mật đến tửu điếm, nói với vợ Vương Tứ: "Chồng bà đã thừa nhận việc lấy trộm bạc của khách rồi. Bây giờ chúng tôi tới lấy lại túi bạc trả cho Đỗ đại nhân. Bà mau lấy đưa cho chúng tôi". Vợ Vương Tứ vốn là một người đàn bà giảo hoạt nên giả vờ như không biết gì. Sau một hồi, nha dịch đưa bà ta tới công đường.

Trong lúc đó, tại huyện đường, Đổng huyện lệnh gọi Vương Tứ tới, bảo anh ta xoè tay ra rồi viết chữ "Thắng" và bảo: "Bây giờ anh ra thềm phơi nắng. Sau một thời gian rất dài nếu như chữ không bị mất đi, coi như anh thắng kiện". Vợ Vương Tứ tới, thấy chồng phơi nắng ngoài bậc thềm, không hiểu chuyện gì nhưng không có cách nào liên lạc với chồng, lòng đầy nghi hoặc. Trong lúc đang trả lời quan huyện về việc không biết gì về chuyện bạc mất, lại nghe tiếng quan huyện hỏi chồng: "Chữ Thắng" trong tay ngươi vẫn còn đấy chứ?" - "Bẩm quan lớn, vẫn còn, vẫn còn ạ". Vì cách phát âm của hai từ "bạc" và "thắng" nghe gần giống nhau nên vợ Vương Tứ hiểu lầm, cho rằng chồng đã nhận tội nên không dám giấu lâu hơn nữa vội nói: "Quan lớn từ bi, 50 lạng bạc trong rương ở phòng con, không thiếu một ly, xin cho người theo con về lấy lại". Quan huyện Đổng Trọng Thư tạo hiện tượng giả khiến đối phương phán đoán sai, cuối cùng tự mình nhận tội.

0