01/03/2018, 16:11
Tản mạn về TÀI ĐỨC với nhân phẩm & thanh danh
Vạn thuở kim tiền mua chữ đức? / Trăm sàn nhãn mác đổi tài danh? / Ngàn phiên thế lực bì nhân phẩm? / Thiển đạo chồm cao sĩ bất lành! Người xưa luôn lấy đức làm trọng, xem đức là cái gốc. Người bất đức dù có lắm tài cũng không làm được việc lớn; thiển đức thì không thể làm tốt việc thường. Đức ...
Vạn thuở kim tiền mua chữ đức? / Trăm sàn nhãn mác đổi tài danh? / Ngàn phiên thế lực bì nhân phẩm? / Thiển đạo chồm cao sĩ bất lành!
Người xưa luôn lấy đức làm trọng, xem đức là cái gốc. Người bất đức dù có lắm tài cũng không làm được việc lớn; thiển đức thì không thể làm tốt việc thường. Đức của con người xưa không tách rời "Ngũ thường". Tiêu chí: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN là chuẩn hàng đầu để chọn nhân tài qua thi cử và đề bạt, cất nhắc giao việc đại sự quốc gia trong thuật dụng nhân của người xưa.
Đọc sách xưa ta thấy:
Người tài đức cao họ thường lấy việc nghĩa làm trọng, tư tưởng luôn vô cầu, hành động luôn vì quốc kế dân sinh, họ không tham hàm vị, quyền lực hay phú quý... nên ở đâu, vị trí nào họ cũng làm tốt phận sự, không để hậu quả xã hội, do đó nhân phẩm và danh thơm mãi tồn tại với đời.
Người tài cao hơn đức hay chỉ trọng tài thì luôn thấy lợi ích cá nhân; thích nhãn mác, dùng quyền lực để thăng hoa, để giàu sang vinh hiển... Và khi nắm thế lực trong tay, họ thường kéo bè lập cánh để bảo vệ và suy tôn nhau... Nên dưới trướng họ lợi ích cá nhân thì luôn sum suê, còn lợi ích chung thì mãi lũng đoạn. Với họ thế lực và vật chất có thể mua thần bán thánh, là thước đo để quyết định sự thành công hay thất bại của con người, nên nhân phẩm, đạo lí hay thanh danh thì họ xem như mây khói.
Quan miệm về giáo dục của người xưa là: tài đức song hành, nhưng lấy đức làm trọng. Chuẩn của người có tài phải nhuần thông và mẫu mực đạo "ngũ thường". Đối với người không được học tài hoặc không học đến nơi thì được chú trọng giáo dục đạo đức thuần khiết hơn, để giữ được cái gốc.
Mặc khác, cơ chế dụng nhân của người xưa luôn coi trọng thực học, thực tài. Người dù có học vị, có tài nhưng thiếu đức sẽ không được trọng dụng. Lịch sử để lại cho thấy việc dụng nhân của người xưa đã huy tụ được sức mạnh của toàn xã hội cho quốc gia ở mỗi giai đoạn.
Thời đại nào cũng vậy, trong thuật dụng nhân, ai cũng thừa hiểu và nói thạo dụng người tài đức, mà đức là gốc. Nhưng thời nay nếu phải nai thân cả đời khổ luyện, để đạt thực tài, thực đức thì chúng ta có thể không còn chỗ chen chân, nếu có chen được thì đức sẽ ngồi đâu làm gì thời đại @ nầy.
Thời "vật chất quyết định ý thức" nếu không bị chê phiến diện, thì thực hay không thực tài sẽ như nhau; còn thực đức chưa chắc đã được có chỗ đứng yên ổn, đừng mơ được xã hội xem trọng. Ngày nay đức cao sẽ khó hoà nhập vào cộng đồng nên cũng không thể có địa vị; không quyền lực nếu không giống bụt thì cũng như khúc gỗ thời đại chỉ làm cản trở bánh xe lịch sử mà thôi. Còn ta chỉ có đức mà thiếu tài, đức kiểu nhãn mác, kiểu bè cánh... cũng chỉ là con cờ của thời cuộc chứ không thể ích nước lợi dân.
Bàn về quan hệ tương quan giữa đức tài với quyền lực & nhân phẩm thì ai cũng nhận ra rằng: Nếu quyền lực được giao cho người có tài đức, thì họ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, không tắc trách nhũng nhiễu và luôn hoàn thành nhiệm vụ được mn tin yêu. Ngược lại, nếu giao quyền lực cho người thất tài đức, hoặc có tài nhưng hẫng đức thì hiệu quả xã hội sẽ không thể cao và hậu quả xã hội khó lường.
Đạo đức quyết định nên nhân phẩm con người, chỉ thứ ấy mới tạo danh thơm chứ không phải quyền lực hay nhãn mác. Nhân phẩm là thứ cao quý nhất của con người, khi con người ra đi thanh danh ở lại.
Chúng ta nghĩ gì về sự ra đi của Ông Nguyễn Bá thanh?
Không chỉ dân Đà Nẵng mà cả dân tộc vô cùng thương tiếc, vì sao? Bởi Ông đã thể hiện được TÀI - ĐỨC - QUYỀN LỰC - Ý THỨC - TRÁCH NHIỆM trong một hoàn cảnh lịch sử để tạo bước ngoặc cho thời kỳ hậu đổi mới của đất nước. Dù vị trí của ông chưa phải ở đỉnh cao, dù sứ mệnh chưa trọn, nhưng có lẽ dư luận sẽ đồng tình cao khi xét ông là người vì dân vì nước. Vậy nên thanh danh Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ ở lại mãi với nhân dân Đà Nẵng và cả dân tộc Việt Nam, hi vọng Ô sẽ trở thành huyền thoại đang thời của thế kỉ 21, để làm bài học cho người đang sống và cả thế hệ mai sau.
Không có gì có thể đổi lấy nhân phẩm, nếu không có đạo lí sống trong sáng. Tất cả quyền lực, giàu sang phú quý chỉ tồn tại nhất thời trong giai đoạn lịch sử, khi chúng ta ra đi chúng sẽ trở về cùng cát bụi; chỉ thanh danh mãi vĩnh cữu với đời.
Người xưa luôn lấy đức làm trọng, xem đức là cái gốc. Người bất đức dù có lắm tài cũng không làm được việc lớn; thiển đức thì không thể làm tốt việc thường. Đức của con người xưa không tách rời "Ngũ thường". Tiêu chí: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN là chuẩn hàng đầu để chọn nhân tài qua thi cử và đề bạt, cất nhắc giao việc đại sự quốc gia trong thuật dụng nhân của người xưa.
Đọc sách xưa ta thấy:
Người tài đức cao họ thường lấy việc nghĩa làm trọng, tư tưởng luôn vô cầu, hành động luôn vì quốc kế dân sinh, họ không tham hàm vị, quyền lực hay phú quý... nên ở đâu, vị trí nào họ cũng làm tốt phận sự, không để hậu quả xã hội, do đó nhân phẩm và danh thơm mãi tồn tại với đời.
Người tài cao hơn đức hay chỉ trọng tài thì luôn thấy lợi ích cá nhân; thích nhãn mác, dùng quyền lực để thăng hoa, để giàu sang vinh hiển... Và khi nắm thế lực trong tay, họ thường kéo bè lập cánh để bảo vệ và suy tôn nhau... Nên dưới trướng họ lợi ích cá nhân thì luôn sum suê, còn lợi ích chung thì mãi lũng đoạn. Với họ thế lực và vật chất có thể mua thần bán thánh, là thước đo để quyết định sự thành công hay thất bại của con người, nên nhân phẩm, đạo lí hay thanh danh thì họ xem như mây khói.
Quan miệm về giáo dục của người xưa là: tài đức song hành, nhưng lấy đức làm trọng. Chuẩn của người có tài phải nhuần thông và mẫu mực đạo "ngũ thường". Đối với người không được học tài hoặc không học đến nơi thì được chú trọng giáo dục đạo đức thuần khiết hơn, để giữ được cái gốc.
Mặc khác, cơ chế dụng nhân của người xưa luôn coi trọng thực học, thực tài. Người dù có học vị, có tài nhưng thiếu đức sẽ không được trọng dụng. Lịch sử để lại cho thấy việc dụng nhân của người xưa đã huy tụ được sức mạnh của toàn xã hội cho quốc gia ở mỗi giai đoạn.
Thời đại nào cũng vậy, trong thuật dụng nhân, ai cũng thừa hiểu và nói thạo dụng người tài đức, mà đức là gốc. Nhưng thời nay nếu phải nai thân cả đời khổ luyện, để đạt thực tài, thực đức thì chúng ta có thể không còn chỗ chen chân, nếu có chen được thì đức sẽ ngồi đâu làm gì thời đại @ nầy.
LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ
Bàn về quan hệ tương quan giữa đức tài với quyền lực & nhân phẩm thì ai cũng nhận ra rằng: Nếu quyền lực được giao cho người có tài đức, thì họ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, không tắc trách nhũng nhiễu và luôn hoàn thành nhiệm vụ được mn tin yêu. Ngược lại, nếu giao quyền lực cho người thất tài đức, hoặc có tài nhưng hẫng đức thì hiệu quả xã hội sẽ không thể cao và hậu quả xã hội khó lường.
Đạo đức quyết định nên nhân phẩm con người, chỉ thứ ấy mới tạo danh thơm chứ không phải quyền lực hay nhãn mác. Nhân phẩm là thứ cao quý nhất của con người, khi con người ra đi thanh danh ở lại.
Chúng ta nghĩ gì về sự ra đi của Ông Nguyễn Bá thanh?
Không chỉ dân Đà Nẵng mà cả dân tộc vô cùng thương tiếc, vì sao? Bởi Ông đã thể hiện được TÀI - ĐỨC - QUYỀN LỰC - Ý THỨC - TRÁCH NHIỆM trong một hoàn cảnh lịch sử để tạo bước ngoặc cho thời kỳ hậu đổi mới của đất nước. Dù vị trí của ông chưa phải ở đỉnh cao, dù sứ mệnh chưa trọn, nhưng có lẽ dư luận sẽ đồng tình cao khi xét ông là người vì dân vì nước. Vậy nên thanh danh Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ ở lại mãi với nhân dân Đà Nẵng và cả dân tộc Việt Nam, hi vọng Ô sẽ trở thành huyền thoại đang thời của thế kỉ 21, để làm bài học cho người đang sống và cả thế hệ mai sau.
Không có gì có thể đổi lấy nhân phẩm, nếu không có đạo lí sống trong sáng. Tất cả quyền lực, giàu sang phú quý chỉ tồn tại nhất thời trong giai đoạn lịch sử, khi chúng ta ra đi chúng sẽ trở về cùng cát bụi; chỉ thanh danh mãi vĩnh cữu với đời.
Trọng Ưu Huỳnh