Hệ thống giáo dục mới/3
Ngày nay công nghệ thông tin là yếu tố tạo khả năng cốt yếu cho tăng trưởng kinh tế. Sự kiện là công nghệ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn bất kì cái gì khác và giữ cho nền kinh tế duy trì tính cạnh tranh. Do đó, công nghệ nên là việc dạy ưu tiên trong mọi chương trình giáo dục đại học. Câu hỏi ...
Ngày nay công nghệ thông tin là yếu tố tạo khả năng cốt yếu cho tăng trưởng kinh tế. Sự kiện là công nghệ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn bất kì cái gì khác và giữ cho nền kinh tế duy trì tính cạnh tranh. Do đó, công nghệ nên là việc dạy ưu tiên trong mọi chương trình giáo dục đại học.
Câu hỏi thường được hỏi là: “Học sinh cần học cái gì?” Như đã nhắc tới trong các blog trước đây, học sinh tiểu học cần biết cách dùng máy tính; học sinh trung học phải biết cách dùng máy tính để làm một số công việc, nhưng học sinh đại học cần nhiều hơn. Có khác biệt giữa biết cách dùng máy tính và hiểu khoa học và ứng dụng công nghệ, điều là chủ đề nên được dạy ở đại học. Câu hỏi khác thường được hỏi là: “Tại sao? Không phải mọi sinh viên đại học đều học khoa học máy tính hay kĩ nghệ? Tại sao sinh viên văn học hay nghệ thuật cần biết về công nghệ?” Câu trả lời là: MỌI việc làm tương lai sẽ YÊU CẦU dùng công nghệ và mọi sinh viên sẽ CẦN dùng công nghệ trong việc làm của họ, bất kể việc làm là gì, CHO NÊN HỌ PHẢI học về công nghệ ngay BÂY GIỜ.
Có thay đổi lớn trong giáo dục hiện thời nhưng ít người để ý tới điều đó. Trong quá khứ, sinh viên đại học thường được dạy trong “lĩnh vực cô lập” vì lĩnh vực học tập của họ độc lập với phần còn lại. Chẳng hạn, sinh viên khoa học hiếm khi biết cái gì đó về các khu vực khác như doanh nghiệp, hay văn học hay lịch sử. Việc cô lập này tạo ra người tốt nghiệp chuyên môn hoá trong khu vực của họ nhưng có tri thức giới hạn về các khu vực khác. Ngày nay sinh viên đại học cần hiểu rằng tri thức trong một khu vực đặc biệt có thể được áp dụng cho các khu vực khác, và phát kiến là tổ hợp của nhiều lĩnh vực bù lẫn cho nhau hay “Bộ môn chéo.” Chẳng hạn, học sinh ngày nay phải học áp dụng toán học trong tài chính, kế toán, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ. Cùng nguyên lí này là hợp thức nơi học sinh có thể áp dụng công nghệ máy tính cho kinh tế, kinh doanh, tài chính và khoa học v.v. Trong “thế giới được kết nối,” nhiều lĩnh vực được tích hợp, và công nghệ là “chất keo” kết nối mọi thứ.
Chẳng hạn, ngày nay các công ti kiến trúc KHÔNG thuê người có thể vẽ bằng tay nữa mà thuê những người có thể dùng máy tính và phần mềm Thiết kế có máy tính trợ giúp (CAD) để làm mọi việc vẽ. Mọi sinh viên kiến trúc đều phải học ít nhất vài lớp máy tính và biết cách dùng CAD trước khi họ có thể tốt nghiệp. Phần lớn các công ti chế tạo đang thuê những người có thể dùng máy tính và phần mềm có tên Chế tạo có máy tính hỗ trợ để thiết kế sản phẩm từ một mô đen đơn giản tới các mạch phức tạp của bảng mạch điện tử. Với công nghệ in 3D, các công ti có thể “in” ra bất kì cái gì họ muốn cho nên họ cần những người biết làm thiết kế và dùng máy 3D. Ngày nay bạn có thể “in” ra nhà, hay ô tô, hay hoa và thậm chí các bộ phận thân thể người thực. Việc dùng công nghệ này đang bành trướng nhanh từ chế tạo sang xây dựng kiến trúc và thậm chí chăm sóc sức khoẻ.
Ngày nay nhiều đại học hàng đầu đã tổ hợp nhiều lĩnh vực vào “bộ môn chéo” những lĩnh vực mới nơi phát kiến có thể được tạo ra. Chẳng hạn, tôi đang dạy tổ hợp của Sinh học và Công nghệ trong một lĩnh vực mới có tên Công nghệ sinh học (Biotechnology). Tôi cũng tổ hợp Khoa học máy tính và Sinh học vào lĩnh vực có tên Sinh tin học (Bioinformatics) hay Sinh học tính toán (Computation Biology). Các giáo sư khác tổ hợp Khoa học máy tính và Thống kê thành lĩnh vực phân tích dữ liệu lớn, v.v. Ngày nay sinh viên đại học phải được dạy rằng một số nguyên tắc nào đó bên trong một khu vực có thể được tổ hợp với các khu vực khác và tổ chức thành khuôn khổ nơi chúng có thể áp dụng và tạo ra những thứ mới. Đó là lí do tại sao trong tương lai gần, sẽ không còn bất kì lĩnh vực cô lập nào mà là tổ hợp của nhiều lĩnh vực thành các lĩnh vực hàn lâm mới.
Trong quá khứ, nhiều sinh viên làm việc theo cách của họ qua trường học bằng ghi nhớ nhiều thông tin trong từng mức lớp. Họ có thể đỗ các bài kiểm tra nhưng họ có thực sự học không? Về căn bản, kiểu dạy này không thúc đẩy tư duy phê phán và hiểu sâu hơn về khái niệm. Nhiều người tốt nghiệp có thể trích dẫn các khái niệm nhưng không biết cách áp dụng chúng để giải quyết các vấn đề hay biết cách thiết kế hay tạo ra sản phẩm từ những khái niệm này. Nhiều người trong số họ trở thành “quan liêu” người ưa thích ngồi thoải mái trong văn phòng và nói về mọi thứ nhưng không thể làm được mấy. Hội tụ vào ghi nhớ và kiểm tra được chuẩn hoá là lỗi thời trong thời đại thông tin này.
Nếu chúng ta có thể thay đổi hệ thống giáo dục hội tụ nhiều hơn vào việc học qua hành nơi học sinh không phải ghi nhớ mà biết cách áp dụng các khái niệm, họ sẽ rời trường với giáo dục giầu có hơn và tốt hơn. Học “sâu hơn” và áp dụng tri thức để giải quyết tình huống thực là nền tảng của hệ thống giáo dục mới hiện đại.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.