25/05/2018, 13:58

Tam giới

(zh., sa. triloka, traidhātuka, trayo dhātavaḥ, pi. tisso dhātuyo, bo. khams gsum), cũng được gọi là Tam hữu (zh.), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo (sa. gati). Khái niệm này có thể hiểu là Vũ trụ quan ...

(zh., sa. triloka, traidhātuka, trayo dhātavaḥ, pi. tisso dhātuyo, bo. khams gsum), cũng được gọi là Tam hữu (zh.), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo (sa. gati). Khái niệm này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. bao gồm:

1. Dục giới (; s, p: kāmaloka, kāmadhātu, bo. `dod khams, `dod pa`i khams), có Ái dục về giới tính và những ái dục khác.

* Trong dục giới có những loại hữu tình sau:

Ngạ quỷ (zh., sa. preta)

Địa ngục (zh.; naraka);

Loài người (, sa. nāra)

Súc sinh (, sa. paśu)

A-tu-la (; asura)

Sáu cõi Thiên ở cõi dục (lục dục thiên 六欲天):

Tứ thiên vương (zh., sa. cāturmahārājika);

Đao lợi hay Tam thập tam thiên (三十三天, sa. trayastriṃśa);

Dạ-ma ( sa. yāmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (須夜摩天, sa. suyāma);

Đâu-suất thiên ( sa. tuṣita);

Hoá lạc thiên ( sa. nirmāṇarati);

Tha hoá tự tại thiên ( sa. paranirmitavaśavarti);

2. Sắc giới (zh. sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. gzugs khams): các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền (sa. dhyāna). Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau:

* Sơ thiền thiên (zh.) với ba cõi thiên sau:

Phạm thân thiên (zh., sa. brahmakāyika);

Phạm phụ thiên (zh., sa. brahmapurohita);

Đại phạm thiên (, sa. mahābrahmā).

Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên (zh., sa. brahmaparśadya).

* Nhị thiền thiênvới ba cõi sau:

Thiểu quang thiên (, sa. parīttābha);

Vô lượng quang thiên ( sa. apramāṇābha);

Cực quang tịnh thiên ( sa. abhāsvara, cựu dịch là Quang âm thiên 光音天).

* Tam thiền thiên bao gồm:

Thiểu tịnh thiên ( sa. parīttaśubha);

Vô lượng tịnh thiên ( sa. apramāṇaśubha);

Biến tịnh thiên ( sa. śubhakṛtsna).

* Tứ thiền thiên gồm có:

Vô vân thiên ( sa. anabhraka);

Phúc sinh thiên (, sa. puṇyaprasava);

Quảng quả thiên ( sa. bṛhatphala);

Vô tưởng thiên ( sa. asāṃjñika);

Vô phiền thiên ( sa. avṛha);

Vô nhiệt thiên ( sa. atapa);

Thiện kiến thiên ( sa. sudarśana);

Sắc cứu kính thiên ( sa. akaniṣṭha);

Hoà âm thiên ( sa. aghaniṣṭha);

Đại tự tại thiên ( sa. mahāmaheśvara).

Có sách xếp Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Hoà âm thiên dưới tên Tịnh phạm thiên , không thuộc về Tứ thiền thiên.

3. Vô sắc giới ( sa. arūpaloka, arūpadhātu, bo. gzugs med khams, gzugs med kyi khams): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm Bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Vô sắc giới gồm:

Không vô biên xứ (zh., sa. ākāśanantyāyatana);

Thức vô biên xứ (zh., sa. vijñānanantyāyatana);

Vô sở hữu xứ (zh., sa. ākiṃcanyāyatana);

Phi tưởng phi phi tưởng xứ (zh., sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana)

Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.

0