Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu mà không phải nơi khác?
Đây là câu hỏi "kinh điển" trẻ con hay hỏi người lớn. Vậy bạn có biết tại sao? Tóc mọc hàng triệu sợi trên đầu nhưng lại chẳng có một cọng nào trên lòng bàn tay, bàn chân. Lý do vì những vùng da này có một phân tử đặc biệt ngăn chặn sự phát triển lông, tóc. Các vùng không có lông của da ...
Đây là câu hỏi "kinh điển" trẻ con hay hỏi người lớn. Vậy bạn có biết tại sao?
Tóc mọc hàng triệu sợi trên đầu nhưng lại chẳng có một cọng nào trên lòng bàn tay, bàn chân. Lý do vì những vùng da này có một phân tử đặc biệt ngăn chặn sự phát triển lông, tóc.
Các vùng không có lông của da chúng ta tiết ra một loại phân tử đặc biệt được gọi là "chất ức chế". Đó là một dạng protein có tên là Dickkopf 2 (DKK2).
Ở những vùng bàn tay, bàn chân có một phân tử đặc biệt ngăn chặn sự phát triển lông, tóc.
Thông thường các đường tín hiệu WNT chịu trách nhiệm kích hoạt sự phát triển của tóc trong cơ thể chúng ta, nhưng "da ở những vùng không có lông tự nhiên tạo ra chất ức chế ngăn WNT thực hiện công việc của mình", Giáo sư da liễu Sarah E. Millar, thuộc Đại học Y dược Pennsylvania (Mỹ), tác giả của nghiên cứu cho biết.
Theo giáo sư Millar, tín hiệu WNT rất quan trọng cho sự phát triển của nang lông, ngăn chặn tình trạng không lông và chuyển nó thành tóc.
Nhóm của Millar đã phân tích da chuột và phát hiện protein DKK2 rất cao trong trong những vùng da không có lông mọc. Tương tự như loài chuột, con người không mọc tóc ở vùng cổ tay/chân, trong khi các động vật có vú khác, như thỏ và gấu Bắc cực thì lại có lông.
Khi so sánh biểu hiện DKK2 trong da cổ chân trước của chuột với thỏ, các nhà khoa học nhận thấy WNT vẫn còn tồn tại nhưng ít hơn vùng có lông.
Nhóm nghiên cứu hi vọng phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học khác có thêm phương pháp để nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của tóc. Điều này có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng hói đầu hoặc kích thích mọc lông ở những vùng da bị cháy.
"Nghiên cứu này là kết quả mới nhất trả lời câu hỏi tại sao tóc lại chỉ mọc và mọc rất nhiều trên đầu mà không ở nơi nào khác. Trong tương lai chúng tôi sẽ đưa thêm những bằng chứng mới lý giải điều này", theo Millar.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cell Reports.
Trước đó, vào tháng 5, các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia và Đại học Alabama, Birmingham (Anh) đã đưa ra một lý do mới khiến tóc của chúng ta bạc đi. Đó là do hệ miễn dịch của mỗi người.
Melanin chịu trách nhiệm quyết định màu sắc của tóc được tạo thành từ các tế bào melanocytes. Khi tóc của chúng ta rụng, tế bào gốc sẽ thêm tế bào melanocyte vào các nang mới. Nhưng khi các tế bào gốc ngừng hoạt động, sắc tố tóc không còn được duy trì như lúc ban đầu khiến nó chuyển màu dần.