Tại sao Tòa thánh Vatican bỗng dưng lấy sữa sơn tường?
Các nhà phục chế tại đã sử dụng một loại sơn đặc biệt làm từ sữa bò để sơn lại cho tòa lâu đài Belvedere - nơi cất giữ nhiều tác phẩm thuộc viện . Kiến trúc sư trưởng phụ trách tu sửa Tòa thánh Vatican – ông Vitale Zanchettin cho biết lớp sơn tường bằng sữa là một công thức cổ xưa đã được ...
Các nhà phục chế tại đã sử dụng một loại sơn đặc biệt làm từ sữa bò để sơn lại cho tòa lâu đài Belvedere - nơi cất giữ nhiều tác phẩm thuộc viện .
Kiến trúc sư trưởng phụ trách tu sửa Tòa thánh Vatican – ông Vitale Zanchettin cho biết lớp sơn tường bằng sữa là một công thức cổ xưa đã được chứng minh có công dụng kéo dài lớp sơn hơn bất kỳ loại hợp chất hiện đại nào.
Loại sữa được dùng để trộn thành sơn.
Kiến trúc sư Vitale Zanchettin giải thích: “Chúng tôi không hoài niệm quá khứ. Quan trọng là chúng tôi nghĩ những giải pháp này giúp kéo dài tuổi thọ lớp sơn. Bọn họ đã tìm cách và thử nghiệm”.
Được Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải phù hợp về mặt sinh thái, loại sữa dùng trong sơn tường được lấy từ đàn bò của Giáo hoàng nuôi dưỡng trong khu nông trại Castel Gandolfo ở ngoài thành Rome.
Sữa bò sẽ được trộn lẫn với vôi sữa và màu nhuộm tự nhiên để cho ra đời thành phẩm sơn màu kem nguyên bản sử dụng từ những năm 1500 được trực tiếp sơn bằng tay với kỹ thuật nhiều thế kỷ trước.
Barbara Jatta – Giám đốc viện Bảo tàng Vatican cho biết thông tri của Giáo hoàng về môi trường là cuốn sách hướng dẫn phục vụ công tác tu sửa: “Chúng tôi đã thực sự áp dụng những phương pháp không ảnh hưởng tới môi trường và con người”.
Bên cạnh việc dùng sữa sơn tường, các nhà nghiên cứu còn lên kế hoạch sử dụng tinh dầu để làm sạch và bảo vệ 570 bức tượng và các tác phẩm làm từ đá cẩm thạch ở trong sân vườn bảo tàng.
Những bức tượng điêu khắc cổ trong khu Vườn Vatican rộng 220.000m2 đang bị vi khuẩn và nấm từ bụi cỏ và đất xung quanh ăn mòn.
Tòa thánh Vatican.
Với nhiều năm nghiên cứu giải pháp thân thiện với môi trường, các nhà khoa học đã phát hiện ra tinh dầu chiết xuất từ rau thơm oregano và cỏ xạ hương hữu hiệu trong việc ngăn chặn các công trình đá cẩm thạch bị phá hủy sinh học mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của các nhân viên chăm sóc hoặc ảnh hưởng tới các tác phẩm. Tinh dầu này được chiết xuất từ các cây trồng hữu cơ tại Sicily.
Theo Bảo tàng Vatican, làm việc với các sản phẩm thân thiện với môi trường được coi là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe nhân viên tại đây. Một đội ngũ nhân viên gồm 100 người hàng ngày phải thay nhau làm sạch và sửa chữa các công trình nghệ thuật, tòa nhà để phục vụ 6 triệu du khách tới thăm mỗi năm.
Theo kiến trúc sư Zanchettin, chi phí thuê nhân công làm việc khá đắt đỏ, nhưng giới chức tòa thánh Vatican luôn muốn chọn con người thay vì máy móc để thực hiện công việc. Việc phục hồi công trình nghệ thuật và kiến trúc đòi hỏi kỹ năng chi tiết tỉ mỉ và nhiều năm kinh nghiệm mà máy móc không thể học nổi.