Tại sao phân người đôi khi màu xanh?
Thỉnh thoảng các chương trình hỏi đáp khoa học và ứng dụng Google search lại nhận được câu hỏi đại loại như "Tại sao phân của người đôi khi lại có màu xanh?". Một video mới đăng tải của kênh SciShow trên Youtube đã giúp lí giải thắc mắc tế nhị nhưng tương đối phổ biến này. >>> ...
Thỉnh thoảng các chương trình hỏi đáp khoa học và ứng dụng Google search lại nhận được câu hỏi đại loại như "Tại sao phân của người đôi khi lại có màu xanh?". Một video mới đăng tải của kênh SciShow trên Youtube đã giúp lí giải thắc mắc tế nhị nhưng tương đối phổ biến này.
>>>
Theo người dẫn chương trình SciShow Hank Green, nguyên nhân chính khiến phân người màu xanh là cơ thể của chúng ta đang không tiêu hóa một cách dễ dàng.
Thông thường, phân của người có màu nâu do chất sắc tố bilirubin gan sản sinh ra khi xử lý các tế bào hồng cầu bị chết và đã qua sử dụng. Chất hóa học này trải qua 7 sự chuyển đổi chính trước khi kết thúc như một hóa chất nhuộm màu nâu cho phân. Trong quá trình "bị chuyển đổi", nó sẽ được phân phối khắp cơ thể, di chuyển qua lá lách, máu, gan, túi mật và tá tràng trước khi nó ra khỏi cơ thể của bạn, khiến phân có màu nâu quen thuộc.
Vì vậy, bạn có thể nhận thấy phân mình không có màu nâu khi bị đau bụng hoặc vừa dùng thuốc nhuận tràng. Màu xanh của phân có thể ám chỉ, đường ruột bị kích thích của bạn đã dịch chuyển chất thải quá nhanh và các vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của bạn không có thời gian để tiêu hóa hoàn toàn mật trong chất thải.
Ngoài ra, theo Trung tâm y tế Mayo của Mỹ, chất "đại tiện" màu xanh cũng có thể là kết quả của việc bạn ăn quá nhiều rau xanh, sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung sắt hay hấp thu quá nhiều chất nhuộm màu thực phẩm màu xanh.