Tại sao ôm bánh máy bay mà vẫn sống sót thần kỳ?
Như đã đưa tin, một cậu bé 16 tuổi sống sót thần kì sau khi lẻn vào khoang bánh xe của máy bay để được đi du lịch miễn phí từ California, Mỹ sang quần đảo Hawaii. Tại sao với khoảng thời gian bay năm giờ, điều kiện nhiệt độ thấp và thiếu ô xi mà cậu vẫn không hề hấn gì? Kể từ năm 1947, thống ...
Như đã đưa tin, một cậu bé 16 tuổi sống sót thần kì sau khi lẻn vào khoang bánh xe của máy bay để được đi du lịch miễn phí từ California, Mỹ sang quần đảo Hawaii. Tại sao với khoảng thời gian bay năm giờ, điều kiện nhiệt độ thấp và thiếu ô xi mà cậu vẫn không hề hấn gì?
Kể từ năm 1947, thống kê của Viện Y học hàng không vũ trụ thuộc Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho thấy 105 người đã đi lậu trong khoang chứa bánh xe của máy bay, trong đó chỉ có 25 người sống sót. Đa số những trường hợp may mắn đó là do máy bay bay chuyến ngắn và ở độ cao thấp. Do đó, trường hợp cậu bé 16 tuổi sống sót trong chuyến bay dài và ở độ cao tới 38.000 feet là một điều hết sức thần kỳ.
Nếu ở trong khoang chứa bánh xe của máy bay, con người sẽ gặp ba mối nguy hiểm chính gồm: thiếu ô xy, nhiệt độ xuống quá thấp và bị rơi khỏi khoang chứa.
Thiếu ô xy sẽ dẫn đến tình trạng bất tỉnh và có thể ngừng thở bất cứ lúc nào. Trong khi đó, nhiệt độ ở tại độ cao 38.000 feet có thể giảm xuống âm 80 độ F (âm 26,7 độ C) - quá đủ để làm đóng băng hơi nước trong cơ thể.
Cậu bé mới đây đã may mắn khi cơ thể cậu đi vào trạng thái ngủ đông, quá trình trao đổi chất gần như dừng hoạt động, nhịp tim và hơi thở giảm xuống một cách đáng kể. Theo lý thuyết, nếu cơ thể không hoạt động nhiều thì nó không cần nhiều oxy. Đó là cách giúp cậu bé tồn tại được ở nhiệu độ âm 80 độ F mà không bị tổn thương não.
Ngoài ra, ở khoang chứa bánh xe máy bay còn được cung cấp thêm một số nguồn nhiệt, theo báo cáo mới nhất của FAA. Đây cũng là một phần làm cho cậu bé trải qua được năm giờ trên chuyến bay kinh hoàng này.
Trong một số bệnh viện, các bác sĩ đôi khi phải cho bệnh nhân đông lạnh bộ phận để làm chậm tổn thương mô, nhất là sau khi bệnh nhân trải qua cơn đau tim hay đột quỵ. Tuy nhiên, việc thực hiện công việc này chỉ mới là những thực hành bước đầu.
Điều thú vị là các điều kiện trong chuyến bay từ California, Mỹ sang quần đảo Hawaii tượng tự với điều kiện ở trong bệnh viện. Có thể nói, việc cố tình lẻn vào khoang chứa bánh xe của máy bay giúp cơ thể cậu bé đạt đến một giới hạn chịu đựng mới. Tuy nhiên, trên thế giới không phải ai cũng may mắn như trường hợp vừa kể ở trên.