Thí nghiệm chứng minh chuyện "thần giao cách cảm" là có thật
Cùng tìm hiểu một thí nghiệm gây tranh cãi giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng "thần giao cách cảm" của con người.... Thần giao cách cảm là khả năng thần kì của con người mang nhiều màu sắc bí ẩn và ma quái. Rất nhiều người cho rằng, đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng có một thí ...
Cùng tìm hiểu một thí nghiệm gây tranh cãi giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng "thần giao cách cảm" của con người....
Thần giao cách cảm là khả năng thần kì của con người mang nhiều màu sắc bí ẩn và ma quái. Rất nhiều người cho rằng, đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng có một thí nghiệm đã chứng minh được "thần giao cách cảm" là khả năng tiềm tàng trong mỗi chúng ta.
Ganzfeld - thí nghiệm lạ lùng
Ganzfeld là thí nghiệm ban đầu được đưa vào các nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học người Đức - Wolfgang Metzger. Trong thập niên 1970, Charles Honorton đã nhân rộng mô hình thí nghiệm này ra ở Trung tâm Y tế Maimonides và từ đây ông đưa ra được các bằng chứng về khả năng ngoại cảm của con người.
Trong thí nghiệm Ganzfeld điển hình, một người được đưa vào trong căn phòng riêng. Ở đó, anh ta được yêu cầu nằm trên một chiếc giường và thư giãn. Đôi mắt của người tham gia sẽ bị bịt lại bằng hai quả bóng bàn. Ánh đèn màu đỏ sẽ bao trùm cả căn phòng, cùng với đó là những âm thanh "rè rè", tiếng ồn hoặc đoạn nhạc to.
Người tham gia thí nghiệm ở một trạng thái tê liệt hoàn toàn các giác quan
Người tham gia thí nghiệm sẽ trải nghiệm trạng thái này trong khoảng nửa giờ. Trong thời gian này, một người khác ở phòng bên cạnh sẽ xem bức tranh hay ghi nhớ một thông điệp. Sau đó, người này sẽ cố gắng dùng ý nghĩ để gửi thông tin đến người đang bị tê liệt các giác quan trong phòng bên cạnh.
Người được gửi thông điệp sau đó sẽ mô tả lại những gì mà anh ta cảm thấy được. Kết quả là, 25% các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra, người tham gia thí nghiệm đã trả lời đúng về thông tin họ nhận được trong điều kiện các giác quan cơ bản gần như bị tê liệt.
Một người khác sẽ cố gắng dùng ý nghĩ để truyền thông tin cho người kia
Từ năm 1974 - 1982, 42 thí nghiệm Ganzfeld đã được thực hiện. Năm 1982, Charles Honorton đã báo cáo tại một hội nghị của Hiệp hội Tâm lý về những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại khả năng ngoại cảm của con người.
Các bằng chứng đã thuyết phục phần đông người tham dự, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà khoa học uy tín như Ray Hyman chưa thực đồng tình với kết quả này. Hyman cho rằng, kết quả của những thí nghiệm này chưa đủ để đưa ra một kết luận.
Tới năm 1990, Honotorn tiếp tục đưa ra 11 thử nghiệm Ganzfeld theo đúng tiêu chuẩn một nghiên cứu tâm lý học và xác suất trả lời đúng đã tăng lên tới 27%. Tiếp theo đó, nhiều nhà tâm lý học cũng tham gia nghiên cứu thử nghiệm Ganzfeld và thu được nhiều kết quả đáng kinh ngạc.
Xác suất trả lời đúng ngày càng tăng
Tới năm 2010, Lance Storm, Patrizio Tressoldi , và Lorenzo Di Risio đã phân tích 29 nghiên cứu Ganzfeld từ năm 1997 - 2008. Sau đó, họ tiếp tục thử nghiệm trên một số lượng đông đảo người tình nguyện, kết quả là khoảng 32,2% số người tham gia có khả năng thần giao cách cảm khi rơi vào trạng thái tê liệt các giác quan.
Liệu chứng minh thần giao cách cảm là có thật?
Thí nghiệm Ganzfeld đã chứng minh khả năng thần giao cách cảm của con người là có tồn tại ở một mức độ nhất định. Đây chính là khả năng của con người khi không sử dụng các giác quan bình thường nhưng lại có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng giác quan thứ sáu.
Nhờ giác quan thứ sáu, người ta cho rằng các nhà ngoại cảm sẽ có các khả năng như nói chuyện với... người chết, theo dõi người khác ở rất xa, tiên đoán chính xác tương lai hay quá khứ của một người bất kỳ (?!).
Thần giao cách cảm là có thật?
Các nhà khoa học lý giải, khi rơi vào trại thái tê liệt tất cả các giác quan, con người sẽ vô cùng căng thẳng. Từ đây, các hormone adrenaline và noradrenalline được tiết ra làm tăng nhịp tim và lượng đường huyết. Điều này khiến cho tinh thần người tham gia thí nghiệm khủng hoảng nặng nề nhưng bù lại họ có thể nhận được các tín hiệu thần kinh siêu nhỏ từ người khác.
Tín hiệu thần kinh đó là điện từ sinh học. Theo đó, mọi ý nghĩ đều có cơ sở vật chất, đó là các hoạt động điện hóa tại tế bào thần kinh trong não. Theo định luật cảm ứng điện từ, các xung điện hóa đó sẽ tạo ra sóng điện từ trong và xung quanh não.
Các tín hiệu điện từ sinh học đó có thể tách khỏi nhiễu và lan truyền tương tự sóng phát thanh. Thế nên, một số người với bộ não đặc biệt có thể đo và giải mã được các tín hiệu rất nhỏ yếu đó.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà khoa học chưa đồng tình với thí nghiệm Ganzfeld chứng minh con người có khả năng thần giao cách cảm. Nhiều nhà tâm lý còn thẳng thắn bác bỏ kết quả đó khi cho rằng thử nghiệm chưa được thiết kế chặt chẽ để loại trừ tất cả các ám hiệu ngầm giữa hai người tham gia nghiên cứu.
Ngoài ra, thống kê cho thấy chúng ta khi không biết trước việc gì thường hay nghĩ tới chủ đề nước và tình dục nhưng trong thử nghiệm này các bức tranh lại liên quan rất nhiều đến nước và tình dục nên việc trả lời đúng có thể là một sự dàn xếp của những nhà nghiên cứu.