Tại sao người ta lại rải đá dọc theo đường ray xe lửa? - Câu hỏi hay
Tại sao đường ray xe lửa lại luôn có một lớp đá dăm trải đều bên dưới đường ray? (Thái Hà) Ảnh minh họa: Go Hunterr. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Tại sao đường ray xe lửa lại luôn có một lớp đá dăm trải đều bên dưới đường ray? (Thái Hà)
Ảnh minh họa: Go Hunterr. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Rải đá Ballast trên đường sắt có 2 mục đích chủ yếu: Thứ nhất là tạo một nền đàn hồi để giảm xung chấn lên ray, tránh nứt vỡ và tăng cường tuổi thọ ray, thứ hai là cố định ray và tà vẹt, ổn định hướng tuyến, tàu chạy sẽ êm hơn. Tuy nhiên tại các nước phát triển thì họ không còn dùng đá balast nữa, 2 mục tiêu chủ yếu trên họ giải quyết ngay ở vấn đề tà vẹt, liên kết giữa ray với tà vẹt và nền đường rồi. Chúc bạn vui! - (o_la_h)
Lớp đá dăm đó chính là lớp đá Ba lát (Ballast). Nếu các thanh ray đóng vai trò như các phiến dầm thì các thanh tà vẹt đóng vai trò như các trụ. Khi một đoàn tàu đi qua, đường ray sẽ chịu ứng suất lực rất lớn, thanh tà vẹt bên dưới giúp cố định đường ray tạo nên khổ ray đồng thời có chức năng truyền áp lực từ ray xuống mặt đất bên dưới. Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới trong khi vẫn giữ cho đường ray ổn định dưới tải trọng động của một con tàu đang chạy, các thanh tà vẹt được đặt trên một lớp đá ba lát. Lớp đá Ba lát giúp tăng độ cứng, độ bền và độ linh hoạt cho đường ray khi có tàu đi qua. Ngoài ra nó còn giúp thoát nước tốt, ngăn cây cỏ mọc hoang trên đường sắt... - (pham thanh trung)
Chào bạn. Bạn hãy hình dung 1 đoàn xe lửa vài ngàn đến vài chục ngàn tấn rầm rập trên 2 đường ray mỏng manh ta sẽ cảm nhận sự chịu đựng sức nặng của nó ghê gớm đến dường nào.
Đường ray được xây dựng trên các địa hình, địa chất khác nhau nên để chống lún, sụt gây ra sự biến dạng các thanh ray dẫn đến tai nạn thảm khốc, người ta phải gia cố nền đường thật vững chắc, chịu đựng được sức nặng của đoàn tàu trên 1 tiết diện rất nhỏ (hẹp) của 2 đường ray; vậy thì đá nghiền nhỏ là vật liệu rất thích hợp đáp ứng được cho yêu cầu kĩ thuật này. Ngoài ra nó sẽ phân tán nước mưa rơi xuống không xói mòn đất quanh đường ray. Đường ray còn được đặt trên các xà, rầm hay còn gọi là Tà vẹt để phân bố sức nặng ra 1 mặt phẳng rộng.
Bạn hãy tìm xem 1 phim của kênh National Geographic nói về công trình xây dựng nổi tiếng của Trung quốc: tuyến xe lửa Bắc Kinh -Lhasa (Tây Tạng) vài ngàn km, băng qua cao nguyên Thanh Tạng với nhiệt độ khắc nghiệt, địa hình phức tạp, độ cao trên 4-5.000 mét so với mặt nước biển với những giải pháp kỹ thuật cao và tinh tế mà đến cả những kỹ sư bậc thầy của Mỹ cũng phải thán phục. - (Mỹ An Trương)
Để hạn cho cỏ mọc. Ko biet co phai ko nua - (Nguyen van phuc)
Theo tôi lý do không đổ bê tông hay trải thảm nhựa mà phải rải đá dọc đường ray là vì để cho nó thấm hút các chất thải từ w.c kiểu lộ thiên xả thẳng trực tiếp xuống đường ray của các đoàn tàu lửa Bắc - Nam của Việt Nam mình ! - (Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt)
Dùng bê tông thì tốn kém. Dùng đất thì lún, nếu gặp mưa sẽ xói mòn, rút nước chậm, độ ẩm cao gây rỉ sét đường ray. Lớp đá dăm làm nước ngấm nhanh, khi tàu đi qua có độ rung càng làm đá dăm ôm đường ray hơn có tác dụng cho ray ít bị xê dịch.... Nếu dùng đá to thì không tác dụng nhiều như đá dăm với lại dễ văng lên gầm tàu gây hư hại. - (Trịnh Vang)
Để cỏ dại không mọc được, chuột k đào hang được, chắc thế ạ :) - (Đẹp Trai Thối Tai)
Chống ẩm nước mưa đọng gây hư hại đường sắt , - (PHI HÙNG)
Nguyên nhân là làm giảm bớt sói mòn khi có mưa, đá làm giảm lực nước khi rơi làm phá hoại đất gây sói mòn ảnh hưởng đến đường ray.và cũng giảm được cỏ mọc nhiều gây ảnh hưởng đến việc lưu thông. - (Duybin)
vì tàu chạy tạo độ rung động rất lớn, nếu đặt trên nền cứng như bê tông hoặc nhựa thì sẽ mau bể vụn, nếu dùng cát để lót sẽ êm nhất nhưng sẽ bị nước mưa trôi đi, do đó dùng đá để dung hòa các yếu tố trên - (hủ tiếu gõ)
Tránh mưa làm chảy lớp đất ở dưới các thanh ngang bê tông( xó mòn) - (Phong Vali)
Lớp đá dăm này có tác dụng giảm ứng suất, ứng suất bằng lực chia cho diện tích phân bố. Do đó tăng diện tích sẽ giảm ứng suất. Do trọng lượng đoàn tàu rất lớn cần dùng phương pháp này. Đối với đường ô tô trước đây cũng có dạng móng này nhưng vì nhiều lý do nên không còn sử dụng rộng rãi nữa. - (Dau)
Để tạo đàn hồi khi tàu đi qua. - (Lymihiro)
để tản nhiệt, giảm rung lắc tăng dộ bền cho đường ray. tui đoán vậy :) - (Thích Ngộ Tâm)
Có nhiều lý do khiến người ta dùng đá để trải phía dưới và hai bên đường ray xe lửa: thứ nhất là tác dụng cố định các thanh đường ray và giúp phân tán áp lực xuống mặt đất khi tầu đi qua, ngoài ra lớp đá con giúp cho thanh ray có độ đàn hồi tốt hơn với mặt đất và một số lý do khác nữa là những lớp đá giúp thoát nước tốt hơn những vật liệu khác và giá thành cũng rẽ hơn. - (Trung PhamNguyen)
Thường thì móng đường ray rất chắc chắn, rải đá để chống xói mòn, sạt lở do mưa lũ và cỏ mọc... - (Quandan)
Để lấp đầy những chỗ trũng của thanh chắn ngang - (Vũ Ngọc Tuấn)
rải đất để cây nó mọc lên à, xi măng cũng dc nhưng vỡ gây ảnh hưởng không cần thiết, vả lại không có sự linh động. - (Tiến Sĩ Hồ Hởi)
Mục đích cuối cùng là giảm sự lan truyền của rung động. Lớp đá sẽ hấp thu và triệt tiêu rung động khi tàu chạy qua - (Toi Lee)
Làm giảm rung chấn khi tàu chạy nhằm hạn chế hư hỏng nền đường và các công trình ở hai bên ! - (Ho nam)
Để chống cháy và giảm dư chấn mà, vì xe lửa chạy được là nhờ lửa. - (Quan Đốc Thu)
nghe đâu là để giảm tốc độ của ngừoi khi muốn chạy đuổi theo tàu - (Duong Thuy)
Tại vì sắt và đá phải ở chung với nhau nó mới vững chắc. Bạn không thấy người ta người ta hay dùng từ "sắt đá" khi nói đến lòng kiên định đó sao?! - (Bác Sơn)
Tại vì rải đá lên là thứ nhất cỏ ko thể mọc che khuất tầm nhìn.thứ 2 rải đá lên sẽ ko bị xói mòn ảnh hưởng đến chân đường ray - (hoangquyet)
Mình nghĩ là tạo độ êm, chắc chắn và quan trọng nhất là mưa không bị sói mòn. - (Thành Nguyễn Văn)
để cản xe vươt đường rây - (ngochien1955)
Mục đích là không cho cỏ mọc xung quanh đường ray đó bạn. - (Nguyenvandieu03)
Tại vì không có vật liệu nào tốt, rẻ, bền và chịu lực hơn được! - (Minh Tuấn)
Giảm sóc và giảm bớt các xung chấn tác động từ trọng lực đoàn tàu xuống mặt đất. Từ đó sẽ không tác động gây rạn nứt mặt đất nơi đoàn tàu đi qua. - (Đức)
Tăng tuổi thọ đường ray. Khô ráo là cái chính - (Kim Tin Le)
1.Tránh giãn nở nhiệt của thanh ray kim loại
2.Tránh cỏ mọc
3.Ngăn tuyết ở các nước ôn đới
4.Phân bố đều tải trọng - (Nguyen Hong)
Ngoài những vấn đề chống lún cục bộ , chống rung , giá thành rẻ ... thì còn thêm chức năng " thoát chất thải nhanh " . - (vandang1512)
Phương pháp này đã được dùng 200 năm rồi - (Nguyen Hong)
Giải thích vòng vo làm gì>
Thứ nhất: không cho cỏ dại mọc ,mất thẩm mỹ đường ray
thứ hai: khi mưa không bị xói mòn và ngăn bùn văng lên đường ray, mất thẩm mỹ - (Sahara MátDịu)
Em xin dừng cuộc chơi. - (Robin Son)
Thuật ngữ ba lát (ballast) kì thực bắt nguồn từ việc sử dụng đá để dằn những con thuyền buồm và chức năng của nó trên đường ray cũng tương tự. Khi một đoàn tàu đi qua, đường ray sẽ chịu ứng suất lực rất lớn. Cần lưu ý rằng 99% thời gian đường ray chỉ nằm im không chịu áp lực nhưng 1% thời gian còn lại là lúc nó phải "cõng" cả một đoàn tàu. Thử lấy ví dụ như đoàn tàu chở quặng sắt của BHP Iron Ore tại miền Tây nước Úc, nó dài 7,353 km, gồm 682 toa trần, 8 đầu máy GE AC6000 và nặng đến gần 100.000 tấn với 82.262 tấn quặng và đây cũng là đoàn tàu dài nhất và nặng nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Thanh tà vẹt bên dưới giúp cố định đường ray tạo nên khổ ray đồng thời có chức năng truyền áp lực từ ray xuống mặt đất bên dưới. Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới trong khi vẫn giữ cho đường ray ổn định dưới tải trọng động của một con tàu đang chạy, các thanh tà vẹt được đặt trên một lớp đá dằn. Thêm vào đó, đường ray thường nằm lộ thiên vì vậy chúng phải đối mặt với các yếu tố thời tiết như co giãn nhiệt, chuyển động của mặt đất, địa chấn, mưa và nhiều yếu tố thiên nhiên khác như cỏ dại, cây dại mọc lên từ bên dưới. - (Triệu Tú Minh)
Cảm ơn người hỏi và những người trả lời. Những điều này thật mới mẽ và thú vị với tôi. - (Trịnh Lê Hiếu)
tăng khả năng chịu lực nâng đỡ đường ray và đoàn tàu. Nếu bạn ấn tay xuống đống cát thì cát lún, còn nếu ấn tay xuống 1 đống đá thì rất khó lún. Ngoài ra sẽ hạn chế cỏ mọc, nhanh thoát nước - (Nguyễn Viết Thái)
giảm rung chấn.giảm sói mòn.giảm cỏ cây mọc um tùm - (Dac Pham)
chống hói đường ray - (Bruce Van)
Tác dụng chính là thoát nước để tà vẹt khỏi mục. - (Phan Ngọc)
Để nếu có rớt đinh xuống sẽ không làm lủng bánh tàu! - (Thanh Huong Phan)
Củng dể hiểu thôi đó là để cho nhửng ai đến gần đường rày xe lửa phải tránh ra xa bơi vì là khu vực nguy hiểm vì dù chân có mang giầy dép hay không khi dạp lên sỏi đá rất khó chịu vi chẳng êm chân chút nào... - (phong vân)