10/06/2018, 00:04

Tại sao đường ray tàu có lớp đá bên dưới? - Câu hỏi hay

Đường ray tàu hỏa bên dưới luôn được rải lớp đá nhỏ, nếu không rải thì sao? (Thu Hà) Ảnh: Starweekly . Độc giả đặt câu hỏi tại đây ...

Đường ray tàu hỏa bên dưới luôn được rải lớp đá nhỏ, nếu không rải thì sao? (Thu Hà)

Starweekly.

Ảnh: Starweekly.

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

Lớp đá bạn nói còn gọi là lớp đá ba lát trong ngành đường sắt. Lớp đá này có vài trò quan trọng trong kết cấu đường sắt, có tác dụng:
- Tăng cường độ bền, độ ổn định của kết cấu do sự ma sát nội giữa các viên đá
- Giúp tà vẹt không bị xê dịch khi có đoàn tàu chạy qua và phân bố đều tải trọng xuống nền đường ( tà vẹt là thanh nằm ngang đó)
- Giúp thoát nước mưa mặt nền đường tốt hơn và đảm bảo ổn định dưới tác dụng nhiệt độ
- Ngoài ra lớp đá còn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật nửa bạn nhé - (Vn Nam)

Lớp đá này đóng vai trò hấp thụ bớt rung động do tàu hỏa tạo ra.
Thực ra thì vẫn có nhiều chỗ người ta không rải đá như cầu, chỗ giao cắt với đường bộ, nhà ga... - (Hikarinaka)

vì tầu hỏa chạy sẽ tạo dao động cơ học rất lớn, lớp đá có tác dụng có khe hở để giảm dao động và nặng để ổn định giá đường ray. - (nguyenbocb143)

Mình nghĩ trải lớp đá để tránh cỏ dại mọc che kín đường ray...lái tàu ko nhìn thấy đường. Thứ 2 nữa để nước thoát wa rãnh khe - (Trịnh Duy Khánh)

hay là do rút ruột công trình nhỉ :)) - (Hoàng Bách)

Mình nghĩ là để dễ thoát nước khi mưa, giảm khả năng truyền âm, sạch cỏ, và trước giờ từ thời mới có đường ray đã thấy như vậy rồi. - (Hoài An)

Tôi nghỉ nó có một số tác dụng sau:
1. Vì đá có tính chịu nén tốt và góc ma sát trong lớn. Đoàn tàu truyền tải xuống 02 đường ray, 02 đường ray truyền tải xuống các thanh ngang rồi truyền xuống lớp đá, với đặc tính chịu nén tốt và góc ma sát trong lớn lớp đá sẽ triệt tiêu được áp lực này. Tuy nhiên, độ dầy lớp đá phụ thuộc vào độ lớn của đoàn tàu và lưu lượng, khoảng cách của 02 đường ray, khoảng cách của các thanh ngang,...... và các yếu tố tự nhiên./.
2. Giúp thoát nước tốt
3. Làm giảm cỏ mọc xung quanh./. - (lam phạm vũ)

Lót đá là do nếu làm bê tông hoặc xi măng quá mắc, thi công lâu. Đa số các nước giờ họ dùng bê tông rồi - (linh ngo phuong)

tại vì để chống tiếng ồn do ma sat đường ray vs bánh ray của tàu hoả + Sựco giãn của nhiệt độ lên cao của sắt đường ray khi mùa hè đến.
Giả sử khi đổ bê tông thì mùa hè sẽ rạn nứt và tiếng ồn khi tàu chạy qua sẽ vang xa hơn và người dân lại ko muốn ! - (kiepsau_moitinhdau_2)

Đá này để tụi trẻ con nó chọi lên tàu mỗi khi thấy .... “ ngứa tay “. - (meotho)

Làm như thế để không cho xe khách xe con xe thô sơ lấn chiếm đường ray. - (Lê hồng duẩn)

Lớp đá rải trên đường sắt có ba tác dụng
1. Nó là loại dự ứng lực vì khi một đoàn tàu đi qua ray thì trọng lượng của nó rất lớn nó sẽ đè lên các thanh ray các thanh ray này truyền lực xuống tà vẹt và dưới tà vẹt là lớp đá balat ( phải có độ dày tối thiểu 15cm ) để phân bổ lực nén của đoàn tàu đi xuống giúp cho ray không bị nén xuống quá đột ngột gây gãy thanh ray.
2. Do lớp đá balat dày có tác dụng ngăn xói mòn hệ thống đường khi mưa và tránh một phần cỏ mọc đồng thời thuận tiện sửa chữa khi có sự cố về đường sắt.
3. Ngoài hai nguyên nhân trên ra nguyên nhân thứ ba là loại đá này đa phần các quốc gia nào cũng có ( nó có thể được nghiền từ đá tảng to ra nhưng quy định là mỗi viên đá không được nhỏ hơn 4cm) do chi phí của cũng rẻ hơn nên ngành đường sắt cũng dễ thu hồi vốn hơn - (Tuan Hai Tuan Hai)

Đế phân bổ lại lực nén của đoàn tàu khi xuống tới nền tự nhiên. Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác nữa như rẻ tiền dễ bồi dưỡng tái tạo sửa chữa. Và nhiều lợi ích khác nữa. - (Dao tao Lao)

Họ làm vậy là để khi tầu chạy qua nó đỡ bị Bụi ấy mà - (Đại Đế)

Tàu hỏa chạy luôn có lực văng sang 2 bên và lực dằn xuống nền gây nún nên đặt hệ thống đường ray trên lớp đá là hợp lý vì nếu gắn đường ray trên nền bê tông cố định sẽ rất khó chữa những khu vực nún cục bộ và có nguy cơ lớn tầu sẽ văng ra khỏi ray khi di chuyển vì tầu luôn rung lắc sang hai bên khi chay với tốc độ cao(cách hiểu riêng của tôi}mong các bạn bổ sung nhé - (phanvanthao74)

em nghĩ là còn giảm bụi nữa các bác ạ - (Trương Định)

Nếu không làm lớp đá thì tàu chạy ko ăn toàn, phản lực từ nền dự ko bị triệt tiêu mà tác động vào bánh xe có thể làm đổ tàu nếu chạy nhanh. - (Tan Tran Ba)

Để dập tắt dung động, gảm lực cộng hưởng, khi thay đổi nhiệt độ dưởng ray dãn nở sẽ không anh hưởng nếu ta để trên nên cứng khi xe lửa chạy thời gian lâu đường ray sẽ bị dịch chuyển so với vị trí ban đầu - (vn1)

^^ hay qua - (Lương Trung)

Theo mình nghĩ là để ngăn cỏ dại có thể mọc um tùm . - (Paven)

Lớp đá này có tác dụng đỡ tà vẹt (thanh ngang) của đường ra đó bạn. Nếu không có lớp đá này mà để tà vẹt nằm trực tiếp trên nền đất thì sẽ dễ gây lún, vì lực nội ma sát của đất nhỏ hơn đá dăm này rất nhiều. Còn nếu nằm trên bê tông thì sẽ tốn kém và bê tông dễ nứt khi đổ thành một khối lớn và dài. Hơn nữa làm nền bằng đá dăm sẽ không bị cỏ hay cây cối mọc vì có nhiều lỗ rỗng và không đọng nước - (Phạm Thanh Thủy)

0