09/06/2018, 23:38

Tại sao đũa dùng một lần thường có vòng tròn ở đầu? - Câu hỏi hay

Xin hỏi tại sao ở đầu đũa dùng một lần thường có vòng tròn? Đó có phải một cách đánh dấu của nhà sản xuất không? (Minh Ngọc) Vòng tròn ở đầu đũa dùng một lần. Ảnh: Wordpress. Mời ...

Xin hỏi tại sao ở đầu đũa dùng một lần thường có vòng tròn? Đó có phải một cách đánh dấu của nhà sản xuất không? (Minh Ngọc)

tai-sao-dua-dung-mot-lan-thuong-co-vong-tron-o-dau

Vòng tròn ở đầu đũa dùng một lần. Ảnh: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Để phân biệt đầu và đuôi của đũa, và cũng tạo điểm nhấn trang trí cho bớt đơn điệu. - (Nguyễn Đình Khương)

Đánh dấu số lần đã tái sử dụng nha bạn! Tối đa 3 lần ( 3 vòng) sẽ không tái chế nữa. - (Vũ Dương)

đánh dấu gì đâu bạn vòng tròn đó là để dễ bẻ thôi. Khi dùng thì người dùng dùng tay bẻ phần trên của đũa để kê đũa cho khỏi mất vệ sinh đấy mà - (hoa)

Không phải vậy! Bạn tìm kiếm bằng GG, từ khóa là disposable chopsticks sẽ thấy nhiều loại đũa khác không như thế.
Lí do đơn giản hơn có lẽ là để nhận dạng dễ dàng đầu lớn/nhỏ để đóng gói & sử dụng & 1 phần là tính thẩm mỹ. - (Lâm Viết Hoan)

thực ra cái vòng tròn đó chẳng có tác dụng gì ngoài việc trang trí cả và là điểm nhấn cho đôi đũa mà thôi - (chinh459)

Dùng để bẻ ra và gác đầu đũa nên bạn ạ. Đây là bắt chước cách dùng và làm của người Nhật. Nhưng VN ta thì sx k đến nơi đến chốn, k hướng dẫn sử dụng và người dùng cũng không biết - (Thực phẩm Vinfoods)

tôi dùng nó để gắp đồ ăn trơn trợt - (nguyenbinh111)

cái vòng đó giúp cho người khiếm thị phân biệt đầu đũa đó bạn - (Tong Le)

Để biết đầu nào dùng gắp thức ăn thôi...
1 số tin đồn là để đánh dấu số lần tái sử dụng cái này không có lí , giá quá rẻ, ăn xong vứt vào rác .. Để phân loại ra thu gom tái sử dụng thì chi phí quá đắt ! - (Hoang linh)

Mình là nhà sản xuất mình xin trả lời câu hỏi lí do vạch đo dùng để trang trí và phân biệt đầu và đuôi đũa các bạn ạ. Không có chuyện tái chế trong sản suất. Việc có 2 hoặc 3 vạch là do các nhà sản xuất sử dụng máy khác nhau. Các bạn muốn kiểm nghiệm thì mình mời các bạn tới thăm cơ sở của mình nhé. - (Đỗ kiều hưng)

Đó chỉ là trang trí cho đẹp. Có loại có, có loại không. - (Philip Viet)

Dua san xuat lan dau se khong co vach, dua tai che lan 2 se co 1 vach, lan 3 co 2 vach, khong co lan 4 vi sau lan 3 se duoc tieu huy - (Tran Thien Hoang)

Vòng tròn đó chính là cách đánh dấu để nhà sản xuất biết được nó là lần tái chế thứ bao nhiêu. Tương ứng cụ thể loại không vạch là đũa mới tinh, loại 2 vạch là đã tái chế 2 lần và tương tụ 3 vạch là đũa tái chế ba lần. Sau lần tái chế thứ 3 thì các loại đũa này sẽ bị đem đi tiêu huỷ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.

- (nkien192)

Đối với tiêu chuẩn quốc tế thì đó là số lần tái chế. Còn Việt Nam thì làm kiểu như cho vui. - (Hoài Linh 2)

đó là cách các nhà sản xuất đánh dấu chiếc đũa đó đã được tái chế lần thứ bao nhiêu, thông thường sẽ có 3 loại đũa. Loại không vạch, loại 2 vạch và loại 3 vạch. Tương đương với đó là đũa mới tinh chưa tái chế lần nào, đũa đã được tái chế 2 lần và đũa tái chế 3 lần. Sau khi đã tái chế lần thứ 3 thì số đũa này sẽ được đem đi tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. - (Hải Xuân)

Thông minh !!! Đã gọi là đũa dùng 1lần mà còn tái chế,tái sử dụng ?! - (hungbb)

Cái này thì tuỳ người hiểu... nhưng người Nhật thì hay bẻ cái đuôi này để làm tấm kê đũa (họ ăn uống rất gọn gàng và ngay ngắn) nghe có vẻ hơi buồn cười, vì người Việt mình kê đũa ở bất cứ đâu. - (Hoài Linh)

Theo như mình nghĩ thì vòng tròn ở dầu ấy dùng để đánh dấu nơi bạn có thể gỡ/bẻ phần đầu của đôi đũa ra khỏi nó. Phần đầu nhỏ phía trên vòng tròn ấy có thể được dùng để đặt đôi đũa lên mỗi khi bạn không dùng. - (Hoàng Nguyễn)

Cái này là do làm cái máy ra vậy. Cũng có thể để cho bộ phận đọc tự động nó đọc khoảng cách để đóng gói phân loại, cũng có thể để kiểm soát chất lượng. Đấy là lý do của nhà sx ngoài những lý do tiêu dùng bên trên - (Nguyễn Trung Kiên)

Là do các công đoạn trong dây chuyền sx của máy tiện đũa. Sau khi tiện xong nó tạo thêm mấy cái khoang để đưa vào bộ phận khác của máy gắp và treo lên, và chuyển vào khâu đóng bao bì tự động. Dây chuyền đó nó treo đũa như người ta treo cá khô vậy đó bạn. =)) - (VY Canis Majoris)

Dù chỉ để ăn 1 lần nhưng cũng cần trang tri cho đẹp - (Vi Hi)

Có nghĩa là nguy hiểm - (Đoàn duy Tùng)

số vòng tròn tương ứng với số lần đũa đã được tái chế - (thuongarsenal)

Người ta đánh dấu để phân biệt đầu để cầm tay thôi mà.... - (Giáp Lê)

Để cho người sử dụng phân biệt được đâu là đầu, đâu là đuôi. - (Hoàng)

Nhà sản xuất đánh dấu đó bé. Đấu đó (theo nhà sản xuất) để cầm và đầu kia để chạm vào thức ăn. Tuy nhiên bé muốn cầm đầu nào cũng được, không có gì lăn tăn. - (adbtam2)

Minh chỉ nghe nói là nếu 1 vòng là nguyên liệu sử dụng làm đũa chưa qua sử dụng. Nếu có 2 vòng thì nguyên liệu đã sử dụng vào mục đích gì rồi mới lấy sản xuất đũa. (vì đũa này nhiều khi thấy 1. lắm lúc thấy 2 vòng) - (hotdog3000)

Vòng tròn ở đầu đũa là chỉ số lần nó được tái chế đó bạn.
ví dụ 2 vòng là đũa đc tái chế 2 lần. - (tan nguyen)

Vòng ấy để bẻ đoạn ở đầu đùa ra, khi dùng có thể gác đũa lên. Về cơ bản là như vậy nhưng ko mấy ai sử dụng và nhà sản xuất cũng làm cẩu thả nên k phát huy đc công dụng - (vũ tuấn anh)

Cái này thì phải hỏi nhà sản xuất thì mới chính xác được, tuy nhiên theo quan điểm bản thân thì hai vòng tròn đó dùng để cố định chiếc đũa trên máy chuốt khi chuốt. - (DangMinh Pham)

Chỉ số lần Tái chế - (Phuongthanhlongbvcr)

Chỉ để trang trí - (H)

Chỉ đơn giản là để cho người ta ko bị nhầm đầu thôi. - (Trần Vũ)

Lúc trước có nghe nói là để bẻ ra gác đũa, cũng nghe nói là đánh dấu tái chế, nhưng để bẻ mà cắt quá nông cộng với khoảng cách bẻ quá nhỏ thì chắc phải dùng kềm cộng lực quá, đánh dấu tái chế thì có nhìu cách trực quan hơn là đánh dấu kiểu này, vì rất khó nhìn, hơn nữa như có bạn đã nói thì việc phân loại cho kiểu đánh dấu này sẽ rất tốn kém, vì chi tiết nhỏ, sản phẩm cũng nhỏ, phân loại khó. Theo mình nó cũng là đánh dấu nhưng có thể là để đánh dấu cho máy cắt. - (Xuân Bách Phan)

Hãy hỏi nhà sản xuất. - (Hung Ca)

Số vòng tròn càng tăng thì số tái chế tương đương :) - (Lê Sơn)

DÙNG ĐỂ DỂ BẺ ĐỂ LÀM TĂM KHI THIẾU - (NGUYENHUUTRUONGTS)

Do kết cấu của máy sản xuất, kẹp đầu to để vót đầu nhỏ. - (nguyenthuytienbeo)

Theo mình nghĩ là để trang trí và phân biệt đầu to nhỏ để xữ dụng và để dễ cầm đủa khó bị trơn tuột - (myfamilypta)

chỉ đơn giản là người ta thích làm như thê... - (Tatoan)

Bẻ gãy đoạn khoanh tròn ra dùng để kê gát đũa. - (hung tien)

hệ thống chống trơn trợt - (Mai Luong)

người ta thích thì người ta làm thôi - (Trần Sơn Lâm)

Các vòng tròn đó thực ra là cách đánh dấu của các nhà sản xuất để biết xem đũa đó đã được tái chế mấy lần. Ví dụ như nếu đánh dấu 2 vòng thì đó là đã được tái chế 2 lần, đánh dấu 3 vòng thì được tái chế 3 lần và sau 3 lần tái chế thì chiếc đũa đó mới được vứt đi nên đây là cách đánh dấu của các nhà sản xuất - (đỗ hoàng tùng)

Đó là rãnh công nghệ khi gia công đũa bằng phương pháp chuốt - (pxlamsach)

Đũa mà làm 2 khoen ngay tay cầm là vì để phân biệt đâu là tay cầm, đâu là đầu để gắp, vì người làm đũa là người mù, dùng tay sờ vào 2 khoen là biết chỗ cầm, còn nói đũa ăn 1 lần mà hại sk thì cũng nên xem lại, nhà tôi làm đũa 15 năm, ăn chỉ dùng đũa dùng 1 lần, 1 ngày 1 người trong gia đình sử dụng cả 5-6 đôi, nếu mà có hại sức khỏe thì nhà tôi bị trước. - (Xưởng Đũa Qn)

0