Tại sao đối với những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu khách quan và có thể thực hiện được?
– Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu và có thể thực hiện được trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo là do: Sự phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và thị ...
– Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu và có thể thực hiện được trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo là do:
Sự phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và thị trường ngày càng mở rộng thì đương nhiên giai cấp công nhân ngày càng tăng lên, ngược lại giai cấp nông dân ngày càng giảm đi một cách tương ứng. Tuy nhiên, sự phát triển đó là không đồng đều ở các quốc gia khác nhau, ; các thời kỳ lịch sử khác nhau. Đối với những nước và ở thời kỳ lịch sử khi mà giai cấp nông dân còn là môt lực lượng đông đảo trong xã hội thì việc giai cấp công nhân, thực hiện sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân là một tất yếu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời sự liên minh đó là có thể thực hiện được do có cơ sở khách quan của nó.
Điều đó chủ yếu được phân tích ở các điểm chính sau đây:
+ Sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân cũng như với nhiều tầng lớp nhân dân lao động khác mới có thể tạo ra được lực lượng tạo thành động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Bản thân giai cấp nông dân cũng là giai cấp cần sự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. Chỉ có đi theo sự liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân và thực hiện sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì giai cấp nông dân mới có thể thực sự giải phóng được sự áp bức, bóc lột của giai cấp khác và mới có thể vươn lên trình độ làm chủ xã hội.
+ Chỉ có liên minh công – nông mới có thể tạo ra được cơ sở vững chắc bảo đảm sự phát triển và thực hiện sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân trong toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
+ Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đều có chung bản chất của người lao động.
+ Cơ sở khách quan của khối liên minh công – nông là mối quan hệ tất yếu của cơ cấu kinh tế giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động đều bị áp bức bóc lột.
– Nội dung cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là hết sức phong phu toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng tất cả các nội dung đó đều nhằm hướng tới việc đảm bảo thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của liên minh công – nông có thể được phân tích trên ba lĩnh vực cơ bản của xã hội.
+ Liên minh về chính trị:
Nội dung của liên minh chính trị là liên minh quyền lực chính trị nhằm thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó.
Nội dung này được cụ thể hoá trong hai giai đoạn cách mạng: giai doạn giành chính quyền về tay nhân dân với giai đoạn tổ chức chính quyền mới thực sự “của dân, do dân và vì dân”.
+ Liên minh về kinh tế:
Nội dung của liên minh này là thực hiện lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong đó bao gồm: thực hiện đúng đắn lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội; xây dựng và phát triển hợp lý cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; tổ chức các hình thức trao đổi, hỗ trợ, giao lưu kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý (cơ cấu thành phần, cơ cấu ngành và cơ cấu vùng) bảo đảm sự phát triển hài hoà trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất;…
+ Liên minh văn hoá, xã hội:
Liên minh văn hoá, xã hội trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều nội dung cụ thể: thực hiện sự tăng trưởng gắn với sự tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng đời sống văn hoá mới của nhân dân; phát triển giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp cách mạng; xây dựng văn hoá nông thôn;…
– Nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: để bảo đảm xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong suốt tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa cần phải thực hiện được ba nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Do đó, sự liên minh này cần phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân thông qua sự lãnh đạo của chính Đảng của nó. Nếu thiếu nguyên tắc này thì sự liên minh sẽ không thể lâu dài và sẽ đi chệch hướng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Hai là, phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện.
Bất cứ một sự liên minh nào cũng cần phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện mới có thể bền vững và có hiệu quả. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và các tầng lớp lao động khác là sự liên minh có tính chất lâu dài, có tính chất chiến lược; nó không phải là sự liên minh mang tính ngẫu nhiên, có tính chất tình huống nhất thời hay sách lược. Bởi vậy, nó phải được bảo đảm bằng nguyên tắc thực sự tự nguyện giữa các giai cấp.
+ Ba là, kết hợp đúng đắn các lợi ích.
Không có một sự liên minh nào có thể vững chắc và lâu dài nếu như giữa các lực lượng liên minh không có được sự kết hợp đúng đắn, hợp lý, hài hoà về các lợi ích: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá, xã hội mà trong đó lợi ích kinh tế là căn bản và lâu dài. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác không là ngoại lệ.