27/02/2018, 23:00

Tại sao chúng ta lập lại sai lầm?

Chúng ta rút kinh nghiệm từ chính sai lầm của mình nhưng theo như nghiên cứu mới đây cho thấy điều chúng ta học được lại là làm sao để mắc sai lầm hơn nữa. Ý kiến có vẻ như khác thường này từ một cuộc nghiên cứu của một hiện tượng được gọi là tip of the tongue ( TOT)- nghĩa là hiện tượng ...

Chúng ta rút kinh nghiệm từ chính sai lầm của mình nhưng theo như nghiên cứu mới đây cho thấy điều chúng ta học được lại là làm sao để mắc sai lầm hơn nữa.

Ý kiến có vẻ như khác thường này từ một cuộc nghiên cứu của một hiện tượng được gọi là tip of the tongue ( TOT)- nghĩa là hiện tượng bạn biết một từ nào đó nhưng không nói ra được, được đăng chi tiết trên số báo gần đây của tạp trí hàng quí Experimental Psychololy .

Tình trạng TOT xuất hiện khi bộ não của bạn nhập từ đúng nhưng vì lý do nào đó không thể cất thành tiếng. Trong khi trụ trặc về từ có thể sảy ra cho dù khả năng ngôn ngữ của bạn thế nào thì các nhà nghiên cứu thấy rằng hiện tượng TOT sảy ra nhiều hơn đối với người nói hai thứ tiếng (họ có nhiều từ để chọn ), người già và những người bị tổn thương về não.

Nhà nghiên cứu Karin Humphreys của đại học McMaster ở Ontario cho biết “Điều này thật khó chịu khi bạn biết là mình biết từ đó nhưng bạn không thể hoàn toàn có được . Và một khi bạn có được thì thật là dễ chịu vì bạn không thể tưởng tượng việc đã từng quên”

Humphreys nói với Livescience rằng “Chúng tôi biết đây chính là bộ não cách mà bộ não hoạt động. Bộ não củng cố lại tất cả những gì nó đã làm vì vậy kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể”.

Với sự tài trợ của hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên và kỹ thuật (Natural Sciences and Engineering Research) của Canada (NSERC) thì Humphreys và đại học McMaster cùng đồng nghiệp Amy Beth Warriner đã kiểm tra việc nhớ từ của 30 sinh viên đại học.

Các sinh viên được đưa hàng loạt các định nghĩa và họ phải chỉ ra liệu họ có biết câu trả lời không hay là câu trả lời chỉ là sắp nhớ ra. Nếu một sinh viên trả lời là sắp nhớ ra thì họ phải mất 10 đến 30 giây để cố nghĩ ra từ trước khi đưa ra câu trả lời. Hai ngày sau các sinh viên hoàn thành phần kiểm tra nói lại từ với cùng định nghĩa.

Các sinh viên có khuynh hướng TOT đối với những từ giống nhau mà họ bị lẹo lưỡi ở lần kiểm tra đầu tiên. Những sinh viên mà trong 30 giây nói được những từ trong lần kiểm tra trước thì lại hay có vấn đề khi nói ra từ.

Lỗi này tạo ra lỗi khác

Trong nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tốt nhất để khắc phục việc lập lại sai lầm bằng cách lặp lại từ (nói lớn hay để trong đầu) một khi bạn có câu trả lời đúng. Và thay vì cố gắng nhớ lại từ khó thì dừng lại và hỏi đồng nghiệp hay tra trên mạng.

Những nghiên cứu nên áp dụng cho các tình huống khác bao gồm âm nhạc và thể thao. Humphreys nói “Giáo viên dạy nhạc biết nguyên lý họ sẽ nói bạn luyện tập chậm hơn. Nếu bạn luyện tập nhanh thì bạn chỉ là luyện tập sai lầm”.

0