09/06/2018, 18:40

Tại sao chất lỏng khó ngưng tụ? - Câu hỏi hay

Vì sao chất lỏng dễ bay hơi, khó ngưng tụ. Xin chỉ giúp tôi nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Xin cảm ơn. > Chất rắn nhẹ hơn cả không khí . ...

Vì sao chất lỏng dễ bay hơi, khó ngưng tụ. Xin chỉ giúp tôi nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Xin cảm ơn.
> Chất rắn nhẹ hơn cả không khí

.

Hiện tượng ngưng tụ hoặc bay hơi được giải thích bằng thuyết chuyển động nhiệt của phân tử. Bắt đầu từ một chất lỏng trong ấy được cấu tạo bởi vô số phân tử, các phân tử nầy không đứng yên mà luôn chuyển động, vân tốc chuyển động phụ thuôc vào nhiệt độ của chất lỏng, nhiệt càng cao thì phân tử chuyển động càng nhanh ( gọi là chuyển động Brawn ) Các phân tử thường liên kết với nhau bở lực hút phân tử nên dù có chuyển động các phân tử cũng vẫn còn liên kết nhau, khi nhiệt càng cao thì vận tốc phân tử càng lớn cho đến khi động lượng của nó đủ sức bức ra khỏi sự liên kết thì phân tử đi ra ngoài không gian biết thành thể hơi . Đó là sự bay hơi của chất lỏng. Bạn nấu nước khi nước sôi sẽ thấy được điều đó. Còn việc nói rằng chất lỏng dễ bay hơi, khó ngưng tụ thì không đúng lắm vì khi chất lỏng bay hơi , nó không ở trong không gian kín nữa nên điều kiện để ngưng tụ không còn giống như điều kiện lúc bay hơi. Nếu chất lỏng bay hơi ở một không gian kín thì phân tử ở thể hơi cũng có chuyển động nhiệt , khi nhiệt độ hạ xuống thì vận tốc chuyển động cũng giảm dần cho đến lúc lực liên kết phân tử đủ sức gắn các phân tử vào với nhau thì các phân tử hơi ngưng tụ lại thành chất lỏng. - (Cao Hoàng Minh)

Lỏng là một trạng thái.Thật ra lỏng không phải là chất mà là một trạng thái của vật chất trong các trạng thái: rắn, lỏng, khí, plasma, ... (có thể còn nữa mà tôi không biết !?) do trạng thái lòng là trạng thái trung gian giữa rắn và khí nên khi nhiệt độ và áp suất đạt đến một giá trị nhất định thì vật chất chuyển trạng thái. do vậy nó luôn đổi qua đổi lại giữa các trạng thái khi nhiệt độ và áp suất thay đổi.HH - (hosng369)

Bay hơi là một dạng bốc hơi của chất lỏng, chỉ xảy ra trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng bay hơi khác là sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.Tôi chưa nghe chất lỏng ngưng tụ bao giờ, liệu có phải những hạt nước mưa ngưng tụ thành các vũng nước trên đường? Câu hỏi của bạn có vấn đề, không có chất lỏng nào ngưng tụ cả, chỉ có dạng vật chất ở thể khí được ngưng tụ( hóa lỏng ) thành chất lỏng. Cái khó dễ ở đây là chính là năng lượng để chuyển hóa từ thể khí sang lỏng, từ thể lỏng sang khí cái nào lơn hơn, nhỏ hơn. về lý thuyết nếu cùng điều kiện môi trường thì chúng là bằng nhau. vậy là khó và dễ như nhau.Còn trong thực tế bạn thấy, nước bay hơi trong mọi điều kiện tự nhiên, xăng, dầu, rượu... cũng vậy, bạn thấy bay hơi rất dễ xảy ra đúng không? còn ngưng tụ, bạn thấy hơi nước ngưng tụ thành các hạt vào sáng sớm, vào các đám mây thành mưa... nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra, vậy là quá trình này khó rồi. Tôi chỉ hiểu đơn giản vậy thôi! - (hoivv1984)

điều này phụ thuộc vào áp suất hơi bảo hoà của chất lỏng đó thấp hay là cao. áp suất hơi bảo hoà càng cao thì chất lỏng đó rất dể bay hơi ( ví dụ như xăng, dầu hỏa) và ngược lại chất có áp suất hơi bảo hòa càng thấp thì chất đó kém bay hơi. một chất muốn bay hơi thì áp suất hơi bảo hòa của nó phải thắng được áp suất khí quyển để các phân tử khí thoát ra khỏi hệ lỏng của nó. do áp suất hơi bảo hòa tỉ lệ thuận với nhiệt độ nên khi tăng nhiệt độ sẽ làm cho chất lỏng dễ bay hơi hơn. Còn khi chất lỏng đã bay hơi nếu muốn ngưng tụ lại thì cần phải lấy năng lượng của hệ khí để giảm áp suất hơi bảo hòa của nó (giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất) sẽ làm cho các phân tử khí gần nhau hơn, mật độ lớn đến một giới hạn thì nó sẽ ngưng tụ. áp suất hơi bảo hòa chính là áp suất cân bằng của chất đó trong pha lỏng và pha khí. thật ra giữa pha lỏng và pha khí chỉ khác nhau ở mật độ các phân tử trong hệ dẫn đến sự tương tác cũng khác nhau và làm nên những tính chất khác nhau của chúng. bạn nói chất lỏng dễ bay hơi vì ở điều kiện bình thường thì áp suất hợi bảo hòa của chất lỏng đó đã lớn rồi nên các phân tử dễ thoát ra khỏi hệ, còn khi bạn muốn ngưng tụ nó thì bạn cần phải tác động lên hệ (giảm nhiệt độ, tăng áp suất...) và cũng có thể các phân tử khí đã thoát ra khỏi hệ (nếu hệ không kín) thì càng khó ngưng tụ hơn nữa. - (tiendin.brvt)

0