04/06/2018, 09:17

Tác dụng của cây bình vôi chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Cây bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phình ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Cây bình vôi cho ta các vị thuốc: 1. Thân củ ( Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô. 2. Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin. Trước ...

Cây bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phình ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour.

Cây bình vôi cho ta các vị thuốc:

1. Thân củ ( Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô.

2. Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin.

Trước đây có người gọi nhầm cây này là “hà thủ ô” cho nên thuốc rotundin chế từ củ bình vôi có người lại đặt tên là “thuốc an thần hà thủ ô”. Cần tránh nhầm lẫn với cây hà thủ ô (xem vị này).

A. Mô tả cây

Cây củ bình vôi là một loại cây mọc leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn. Có người gọi là “củ gà ấp”. Hiện nay có người cho cây củ gà ấp là cây củ bình vôi mọc ở núi đất. Có người lại cho là cây củ gà ấp và cây củ bình vôi là hai cây thuộc hai loài khác hẳn nhau (cần chú ý kiểm tra lại). Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá hình khiên, mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc tròn, đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5- 8cm. Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ, tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây củ bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá v.v. … Nơi cao lạnh như Sapa (Lào Cai) cũng có. Tại những vùng núi đất có một cây hình dáng rất giống, nhưng củ nhỏ, thường chỉ bằng quả trứng vịt gọi là cây củ gà ấp. Không rõ có phải là cây củ bình vôi mọc ở những nơi núi đất hay không. Hiện chưa có dịp kiểm tra lại.

Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.

Từ củ bình vôi, ta có thể chế biến ra chất rotudin thô hay tinh khiết như sau: Thái hay xát củ bình vôi như ta xát nâu. Ép lấy nước, bã còn lại thêm nước vào, khuấy đều rồi lại ép nữa. Làm như vậy cho tới khi bã hết đắng (ancaloit ra hết). Nước ép để lắng, thêm nước vôi trong hoặc dung dịch cacbonat kiềm sẽ cho túa rotundin thô. Lọc hay gạn lấy phơi hoặc sấy khô. Như vậy ta sẽ được rôtundin thô vừa gọn, vừa dễ bảo quản và dễ vận chuyển, không như củ bình vôi vừa cồng kềnh, bảo quản khó, chuyên chở không kịp dể bị thối hỏng, tỷ lệ ancaloit hạ xuống. Từ rolundin thô, ta có thể chiết rotundin tinh khiết bằng cách dùng cồn hay dung dịch axit sunfuric 5 hay 10% nóng, lọc rồi kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần, theo nguyên tắc chung của chiết ancaloit, ta sẽ được rotundin tinh khiết.

C. Thành phần hoá học

Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi mọc ở Việt Nam các chất tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2 đến 1,5% (tính trên củ tươi), được Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin.

Năm 1944, Kondo (Nhật) đưa ra công thức khai triển của rotundin như sau với công thức thô là C13H19 (OCH3)3CH3N.

Tại Ấn Độ, năm 1950 và 1952, Qiaudry G. R và s Siđdiqui nghiên cứu và chiết từ củ cây Stephama glabra (Roxb.) Miers nhiều ancaloit và đặt tên là hyndarin C23H25O4N, stefarin C18H19O3N và xyckanin C38H4206N2 trong dó hyndarin chiếm thành phần chủ yêú (chừng 30% hyndarin. 15-18% stefarin và rất ít xycleanin).

Nghiên cứu cấu tạo hyndarin người la thấy rằng hyndarin thực ra cũng chỉ là một ancaloit đã biết có tên là tetrahydropanmatin.

Trước năm 1965, người ta vẫn cho rằng hyndarin và rotundin là hai ancaloit khác nhau vì chiết từ hai cây khác nhau, mọc tại hai nước khác nhau, Nhưng đến năm 1965, Viện nghiên cứu cây thuốc và cây có tinh dầu toàn liên bang Xô Viêt cũ (VILAR) có dịp so sánh hai cây, một di thực từ Ấn Độ, một di thực từ Việt Nam, thấy rằng hai cây chỉ là một loài nên đã kiểm tra lại tính chất của rotundin và đã xác định rotundin và hyndarin chỉ là một chất và có cấu tạo của tetrahydropanmatìn (Công tác dược khoa, 6-1965). Nhưng thực tế rotundin của Bùi Đình Sang là một hỗn hợp nhiều ancaloit trong đó chủ yếu là hyndarin.

Ngoài rotundin ra, năm 1964, tại Bộ môn dược liệu (Trường đại học dược khoa, Hà Nội) Ngô Vân Thu còn chiết từ củ bình vôi Việt Nam một ancaloit mới với tỷ lệ 1% và đặt tên là ancaloit A đã được xác định công thức sau đây:

Năm 1965 tại Liên Xô cũ, Phan Quốc Kính và cộng sự cũng chiết từ củ bình vôi mang từ Việt Nam sang một số ancaloit khác và đặt tên là ancaloit A, ancaloit C và D với tỷ lệ 0,08% mỗi thứ (Hoá học các hợp chất thiên nhiên, 6-1965).

D. Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của rotundin đã được nghiên cứu trong nước ta (Revue médicochirurgicale franca Use d “Extreme-orient, 4-1944, 430-433), tại Liên Xô cũ (Dược lý học và độc chất học, 3- 1961), Rumani (1963) và Trung Quốc (Dược học thông báo, 1965). Sau đây là một số kết quả:

1. Rotundiĩi rất ít độc: Tiêm vào mạch máu một con thỏ với liều cao hơn 30mg/1kg thể trọng, con thỏ chỉ mệt 1-2 ngày, đồng tử bị liệt nhất thời rồi lại hết.

2. Tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị tràng. Trên mẩu ruột lấy riêng, nó gây hiện tượng giảm khẩn rõ rệt mà vẫn duy trì sự co bóp điều hoà và kéo dài. Có thể dùng chữa những trường hợp tăng nhu động và ống tiều hoá bị giật.

3. Tác dụng điều hoà đối với tim và bổ tim nhẹ.

4. Còn có các dụng điều hoà hô hấp có thể dùng chữa hen hay chữa nấc.

5. E. A. Trutêva (Liên Xô cũ, 1961) còn chứng minh tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp.

Đối với những ancaloit khác của củ bình vôi, chỉ có ancaloit A (tức là roemerin) do Ngô Vân Thu chiết, được Dương Hữu Lợi thí nghiệm duợc lý (Y học Việt Nam, 1-1966) và đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Dung dịch ancaloit A có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế: Tính theo công thức G. Valette, dung dịch 0,5% có tác dụng gây tê niêm mạc tương đương với dung dịch 1,8% clohydrat cocain, theo thí nghiệm của Mak và Nelson, dung dịch ancaloit A 0,5% có tác dụng gây tê phong bế mạnh hơn dung dịch clohydrat cocain 1% và đung dịch novocain 3%.

cay-binh-voi

2. Ancaloit A làm giảm biên độ và tần số co bóp của tim ếch cô lập, nhưng với liều mạnh hơn, tim ếch ngừng ở thời kỳ tâm trương. Điều này chứng tỏ dung dịch ancaloit A có ảnh hưởng trực tiếp trên tấm cơ và làm ngừng co bóp. Dung dịch ancaloit A có tác dụng đối lập với tác dụng gây tăng trương lực và nhu động co bóp ruột của dung dịch axetylcholin. Dung dịch ancaloit A có tác dụng an thần gây ngủ với liều lượng nhẹ nhưng với liều cao kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật và chết. Ở điểm này, dung dịch ancaloit A hoàn toàn khác hẳn với dung dịch rotundin. Ngoài ra, ancaloit A có tác dụng giãn mạch hạ huyết áp, giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu.

3. Dung dịch ancaloit A có độc tính DL50:

0,125g/kg thể trọng chuột, như vậy liều độc tương đương với clohydrat cocain, đồng thời dung dịch ancaloit A cũng có những biếu hiện độc như co- cain (kích thích thần kinh hệ trung ương, biểu hiện co giật…).

Trên lâm sàng rotundin được áp dụng rộng rãi từ năm 1944 và trong suốt kháng chiến chống Pháp để điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp. Tác dụng rõ rệt nhất là ngủ và an thần.

Cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh  Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá v.v…

Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.

Trong suốt kháng chiến chống thực dân Pháp, các thầy thuốc đã sử dụng củ bình vôi điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp …

Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ,  ho, hen, kiết  lỵ, sốt, đau bụng…

Để tránh bị “say”, tức ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: Người lớn ngày uống từ 3 đến 6g. Trẻ nhỏ dùng với liều lượng 0,02 – 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi; 0,03-0,05g đối với trẻ 5-10 tuổi.

Củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần. Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ,  ho, hen, kiết  lỵ, sốt, đau bụng… Tuy nhiên, để tránh ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: Người lớn ngày uống từ 3 đến 6g.

0