Tả người nông dân mà em biết
– Bài làm 1 Bác Tài là một nông dân cần cù, chất phác. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng mênh mông. Ngồi trên xe mà lòng em cứ nao nao mong chóng về gặp ngoại. Nhưng oái ăm thay, ...
– Bài làm 1
Bác Tài là một nông dân cần cù, chất phác. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng mênh mông. Ngồi trên xe mà lòng em cứ nao nao mong chóng về gặp ngoại. Nhưng oái ăm thay, giữa đường xe bị hỏng nên em phải đi bộ qua con đường khá dài.Người cũng mệt, hai mẹ con nghỉ lại quán nước bên đường. Cũng chính trên con đường này em được làm quen với bác Tài khi bác đang cày ruộng.
Bác Tài chừng ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy thương và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và mẹ lên đường về quê, mỗi lúc một xa, bóng bác nông dân khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
– Bài làm 2
Tôi sinh ra ở một niền quê yêu dấu. Ở đó có biết ao người nông dân đã phải một nắng hai sương hăng say lao động song người mà cả xóm tôi phải nể phục về tài cầy ruộng đó chính là bác Hải. Rất may cho tôi vào sáng chủ nhật vừa rồi tôi đã được xem bác cầy ruộng.
Chao ôi, bác Hải cầy ruộng mới giỏi làm sao! Tôi phải thốt lên như vậy khi vừa nhìn thấy bác. Bác quả sướng đang với lời khen của mọi người. Trông cách bác cầy ruộng, tôi nghĩ khó ai có thể làm được như bác.
Hôm ấy, một mình bác cầy một cái ruộng to ơi là to. Công việc bác làm khá vất vả song tôi thấy bác làm thật đơn giản và ngon lành làm sao!
Bác Hải vẫn đang hăng say cầy, thấy hai mẹ con tôi đứng trên bờ bác vừa nói vừa cười chào:"Hai mẹ con đi đâu đấy?" rồi lại săm săm cầy. Bác Hải năm nay ngót năm mươi tuổi. "Cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Bác có thân hình to khỏe, người lực lưỡng. Quần nâu sắn cao, áo lính bạc mầu. Bắp chân bắp tay cuần cuận, nước da gia mầu nâu sẫm đúng là vóc giáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn quen giầm mưa rãi nắng. Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cầy đi trước. Bác Hải nắm dây thường điều khiển, tay phải cầm đốc cầy theo sau. Đường cầy thẳng tăm tắp. Bác nhoai người ra phía trước, đến đầu bờ, bác nhấc cầy lên cho trâu quay lại rồi cầy tiếp. Ôi, bác nhấc cầy nhẹ nhàng như không. Vừa cầy bác vừa cất tiếng "Vắt, diệt, họ" để "bảo" trâu. Bác chai ruộng thành nhiều luống. Những luống cầy úp sát vào nhau trông thật đẹp. Ôi, bác cầy trông thật thiện nghệ, trâu và người mải miết cặm cụi làm việc. Chẳng mấy chốc những luống cầy mầu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Mặt trời lên cao dần, lưng bác ướt đẫm mồ hôi mà vẫn say sưa làm việc. Không biết mệt mỏi.
Tôi thật cảm ơn những người nông dân như bác. Với sự khéo léo và cần mẫn đã làm nên những mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no,niềm vui hạnh phúc cho con người.
– Bài làm 3
'Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt,đắng cay muôn phần"'
Người nông dân đã làm ra cho chúng ta hạt lúa củ khoai,lại cho chúng ta tấm gương sáng về con người lao động.Em đã gặp mot bác nông dân như thế,trong một buổi trưa hè,ngay tại chính mảnh đất quê hương.
Chiều hè hôm ấy,một chiều hè oi ả tháng sáu,em được về thăm quê với gia đình.Là một học sinh thành phố,lần đầu được về lại quê hương,nên thật sự,với em,đó là cả một điều lạ lẫm.Từ xa xa,đã thấy đồng lúa chín vàng ươm,cả một biển lúa rì rào như hát.Ôi thích quá!Em hít căng lồng ngực một hơi thật dài,cho thoả thích hương đồng gió nội! Ôi mới thích làm sao! Mới đã làm sao!Này,kia là con trâu mộng to tướng mà em chỉ mới được nghe qua những câu chuyện,những hình ảnh trên tivi và những tấm ảnh ít ỏi qua sách báo!Kia nữa,đàn bò thung thăng gặp cỏ trên triền đê!Tất cả đều quá đỗi thanh bình và tuyệt diệu!Đằng sau nhũng con vật ấy,hiện lên hình ảnh một bác nông dân thật bình dị!
Bộ đồ bác mặc nhuộm màu nâu,chân chất như chính màu đất quê hương.Gương mặt bác đẫm mồ hôi nhưng đoi mắt sáng vẫn ánh lên cái nhìn vui vè!Có lẽ đó là niềm vui lao động chân chính,nâng niu,chân trọng từng cây lúa,giống khoai!Khuôn mặt đẫm màu gió sương,nỗi trăn trở và vẻ vất vả sau bao năm gắn bó với ruộng đồng.Dáng bác to lớn,vạm vỡ.Quả thật nhìn bác đi cày,em có cảm tưởng mình đang gặp một nguời dũng sĩ!bàn tay khoe mạnh của bác túm lấy cái cày,tay kia đè nhẹ để kiểm tra cái ách ôm lấy cổ trâu.Lát sau,bác giơ cây roi,vút cao,quất vào con trâu giục bước. từng đường,từng đường cày thẳng tắp lần lượt hiện ra,ngay ngắn và gọn gàng trên mặt ruộng.Thi thoảng,vài tiếng:'Họ! họ' vút lên,chú trâu to lớn vậy mà vụt trở thành một con mèo con ngoan ngoãn,răm rắp nghe theo lời chủ.Từng giọt,từng giọt mồ hôi cứ thế buông rơi..Thời gian đã trôi quá khá lâu,nhưng vẫn chư thấy bác lộ chút gì mệt mỏi.Không,không,đây không phải chỉ là công việc đi cày bình thường,mà còn là một cuộc chinh phục thiên nhiên ngoạn mục! Thật đẹp biết bao,hình ảnh người nông dân chân chất,mộng mạc! Đáng tự hào thay,con người này,con người của quê hương,tổ quốc! Mãi sau,mới thấy bác từ từ khoan thai ra lệnh cho con trâu dừng lại,nghỉ chân tại một gốc cây ven ruộng.Bộ quần áo bác giờ đây đã lấm lem bùn đất,nhưng ánh mắt thì lấp lánh niềm vui!Có lẽ,đó là niềm vui lao động-một niềm vui chính đáng và đáng tự hào!
Sau này hỏi ra mới biết,hoá ra bác nông dân đó chính là hàng xóm nhà bà em.Bác tên Bình,rẩt chăm chỉ,chịu khó,tốt bụng!Nghe mọi người kể lại,ngay từ hồi con trẻ,bác đã rất năng nổ trong các hoạt động của hợp tác xã,là tấm gương hiếm có của vùng.Nay,tuổi đã ngoại tứ tuần,nhưng bác vẫn rất hăng hái.Đợt thi đua nào cũng thế,bác luôn dẫn đầu về việc học tập phương pháp chăn nuôi và hướng dẫn các hộ lân cận sản xuất.Vì thế,mà ai ai trong thôn cũng yêu quý bác.
Chỉ qua hình ảnh một bác nông dân một nắng hai sương mà em đã ngộ ra được nhiều điều. Bác Bình quả thật là một tấm gương đáng quý,đáng để học tập và làm theo!Từ nay em cũng sẽ cố gắng học tập thật tốt,ngoan ngoãn,lễ phép với ông bà,cha mẹ,thầy cô giáo.Bởi vì,đơn giản,mỗi khi bưng bát cơm,là câu nói này như lại được gơi ra:"Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần',để thấy mỗi hạt cơm như thấm đẫm mồ hôi và công sức bao người,để thấy mình xứng đáng hơn với việc người khác đã làm cho mình,để nói lên rằng:'không có việc gì là không thể'.