24/02/2018, 17:57

Tả một loài cây gắn liền với quê hương.

Ai cũng có một quê hương để nhớ. Đã có nhiều lần tôi tự hỏi quê hương là gì? Là cây gạo sân đình, là con đò bên sông hay là chùm khế ngọt như trong lời bài hát mà tôi vẫn thường nghe trên đài phát thanh xã cuối mỗi chiều? À, tôi nhớ ra rồi, quê hương của tôi và ...

 

Ai cũng có một quê hương để nhớ. Đã có nhiều lần tôi tự hỏi quê hương là gì? Là cây gạo sân đình, là con đò bên sông hay là chùm khế ngọt như trong lời bài hát mà tôi vẫn thường nghe trên đài phát thanh xã cuối mỗi chiều? À, tôi nhớ ra rồi, quê hương của tôi và lũ trẻ làng tôi chính là cây đa đầu làng. Dân làng tôi không ai còn nhớ rõ cây đa này đã tồn tại từ bao giờ, chỉ ước chừng nó khoảng dăm bảy trăm tuổi. Thế có nghĩa là từ đời ông, đời cha của tôi đã có cây đa ấy rồi.

Từ xa nhìn lại, cây đứng cao lớn, im lìm như một cụ già cao tuổi. Tán cây xoè tròn như chiếc mâm xôi lớn. Chẳng thế mà những đứa con của làng di xa trở về, cứ nhìn thấy thấp thoáng cái bóng xanh mát của cây là biết ngay sắp về đến đầu làng rồi.

Cây đa đã nhiều tuổi rồi nên chùm rễ của nó cũng thật đặc biệt. Rễ cây to, có khi bằng những cành lớn của cây phượng vĩ già trước sân trường tôi. Những đám rễ con trồi lên khỏi mặt đất, ngoằn ngoèo như một đàn rắn đang bò. Thân cây mới thật đồ sộ làm sao! Mấy chục đứa trẻ con chúng tôi vòng tay ôm không hết. Vượt lên khỏi mặt đất, thân cây chẻ thành rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh đều có những cành con chìa ra bốn phía. Khác với thân cây, cành cây khoác một lớp áo màu nâu nhạt hơn, bớt sần sùi, thô ráp hơn. Trên những cành cây ấy là hàng nghìn chiếc lá nhỏ màu xanh mướt. Đến mùa thu, lá đổi sang màu vàng. Mỗi khi cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá vàng ấy lại lìa cành, rơi lạo xạo trên mặt đất. Chúng tôi thường nhặt những chiếc lá ấy về để chơi đồ hàng. Thật là thích thú!

Cây đa đã trở thành người bạn thân thiết của người dân quê tôi. Đó còn là một người bạn lớn của chúng tôi nữa.

0