13/01/2018, 16:51

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Văn hay lớp 5

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Văn hay lớp 5 Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Tây Ninh Một trong những nơi gắn bó với em nhất đó chính là con đường làng, bởi đây là con đường thân thương đưa bước chân em ...

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Văn hay lớp 5

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Tây Ninh

Một trong những nơi gắn bó với em nhất đó chính là con đường làng, bởi đây là con đường thân thương đưa bước chân em cũng như các bạn đến trường học, đây cũng là nơi lưu dấu nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà em đã trải qua. Đó là những kỉ niệm mà dù có khôn lớn thì em cũng sẽ không bao giờ lãng quên.

Con đường bắt đầu từ làng em đến tận trung tâm của xã, cũng là nơi mái trường thân yêu của chúng em được xây dựng. Vì vậy mà muốn đến trường thì chúng em phải đi qua con đường làng, tuy đó không phải con đường duy nhất, cũng không phải con đường ngắn nhất dẫn đến trường em, nhưng nó lại là con đường to nhất, thẳng nhất và được nhiều bạn học sinh chúng em lựa chọn để đi nhất. Con đường hàng ngày em vẫn đến trường là một con đường rộng và thẳng tắp, vì vậy mà chúng em có thể tự đi đến trường mà không lo bị lạc đường.

Con đường đi học này trước đây được làm bằng đá nên khá gồ ghề và xóc nếu như đi bằng xe máy hay đi xe đạp. Nhưng ngày nay, con đường làng của em đã được tu sửa và xây dựng lại, nó được dải một lớp bê tông vững chắc, sáng bóng. Cũng nhờ vậy mà các phương tiện đi lại trên đường cũng đông hơn trước, chúng em đi bộ đến trường cũng không còn bị đau chân như trước nữa, nếu vô tình nô đùa chạy nhảy mà bị ngã thì cũng không bị chảy máu khi đường còn làm bằng đá như trước.

Hai bên đường mọc lên rất nhiều cỏ, những đám cỏ tươi non, xanh mát, chạy dọc theo con đường trông vô cùng đẹp mắt, đặc biệt là vào sáng sớm, khi sương đêm vẫn còn đọng lại trên những tán lá thì những bờ cỏ này lại trở nên long lanh đến lạ kì. Trên con đường đi học, chúng em còn đi qua một cánh đồng lúa rộng lớn, vào mùa lúa chín thì cánh đồng sẽ được nhuộm vàng bởi những bông lúa chín nặng trĩu bông, hương lúa thổi thoang thoảng khắp mọi nơi.

Con đường làng dẫn đến trường là con đường vô cùng gắn bó và thân thiết đối với em cũng như rất nhiều các bạn cùng trang lứa. Hàng ngày con đường ấy cùng chúng em đến trường rồi sau đó lại cùng chúng em trở về, con đường đã chứng kiến sự trưởng thành của em, từ khi còn là một cô bé đầy bỡ ngỡ, ngồi sau xe bố chở đến trường trong ngày đầu tiên đến trường, rồi đến bây giờ, khi em đã là một cô học sinh lớp năm, đã có thể tự mình đạp xe đến trường. Với em thì con đường thân thương ấy sẽ mãi là một người bạn thân thiết.

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Bài làm số 2

Ngày nào đến trường em cũng đi về trên con đường quen thuộc ấy. Đến nỗi, nếu nhắm mắt lại là em có thể hình dung rõ mồn một ngay từng cảnh sắc.

Đó là một cột con đường, làng rải đá đỏ đơn sơ cũng như bao con đường làng không tên khác. Tuy không rộng lắm,lại gồ ghề, lồi lõm nhưng con đường này cũng đủ thênh thang cho những bước chân nhún nhảy như chim sẻ của chúng em từng buổi lớn lên. Sáng ra, từ đầu ngõ, em bước vào con đường. Là đã gặp ngay một cây gòn già đứng giương dù che nắng, tứ mùa lích chích tiếng chim. Từ đó, hai bên đường, hai hàng khuynh diệp chạy dài thẳng tắp một màu xanh ngút ngát. Thấp thoáng sau hai hàng cây là hàng rào cùa hai dãy nhà ven lộ, có hàng rào dâm bụt được cắt xén phẳng phiu. Cũng có hàng rào tre hoặc hàng rào tường xây dây kẽm gai kiên cố. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy rõ những ngôi nhà xinh xắn giữa một màu xanh vườn tược mượt mà.

Ngay từ khi mặt trời vừa nhô lên nhóm lửa ở đằng đông, những ngọn cau, ngọn dừa trong các khu vườn bên cạnh đường đã lấp lánh hồng lên. Con đường làng cũng bừng dậy. Người đi trên đường càng lúc càng đông. Trẻ em đến trường. Người lớn ra đồng. Kẻ buôn bán về huyện, lên tỉnh. Xe đạp, xe gắn máy, máy cày chen chúc ngược xuôi. Tiếng cười nói, hỏi thăm, trò chuyện, tiếng máy, tiếng xe hoà lẫn nhau tạo thành một dàn đồng ca vui vẻ.

Đến mút xóm nhà, con đường làng rẽ phải. Đến đây chúng em đã nhìn thấy ngôi trường quen thuộc của mình hiện ra với hình ảnh cây phượng già tán lá xanh um che rợp cổng.

Những năm sắp tới, có thể em sẽ đi tiếp con đường này lên huyện, lên tỉnh để nối tiếp việc học hành. Nhưng dù đi đâu, đặt chân lên con đường xinh đẹp mới mẻ nào nhưng cũng dễ gì quên con đường tuổi thơ đơn sơ này được.

Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường – Bài làm số 3

Đã sáu giờ ba mươi rồi. em khép vội cánh cổng, cùng Hoa bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo sợ trẻ học. Cả hai đều cố vượt lên những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước.

–   Sáng nay. Hoa làm gì mà đến trễ vậy?

–  Trước lúc đi lảm mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học,  nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Đổ cho heo ăn là mình tất tả đi ngay, nóng cả ruột.

Biết Hoa đi muộn vì một lý do hết sức chính đáng em không nỡ trách Hoa, trái lại càng thương bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Hoa cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Hoa nói với em: “Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!”. Em vội nói ngay: “Mình cũng vậy! Hoa biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Hoa cũng như Hoa hiểu con đường và ngược lại phải không nào!”

Con đường là biểu tượng của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật là có lý khi nói rằng: “Quê hương là đường đi học". Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này dù chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp láng bóng như các con đường ở các đổ thị. Nó chỉ là con đường đất đỏ bình thường như mọi con đường khác ở các làng quê. Đối với chúng em, nó là quê hương, gần gũi và thân thiết biết nhường nào! Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường, chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào nhấp nhô uốn lượn như sóng nước mặt hồ những lúc gió nhẹ, chỗ nào đá to, đá nhỏ, em đều thuộc như lòng bàn tay. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn đáng yêu nhất của chúng em.

Con đường này là trục lộ giao thông chính liên xả. Đoạn đường dẫn chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường những cây me  lâu đời toả bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá mái tôn, nhà tường và có cả những nhà lầu xen kẻ; những tiệm tạp hoá, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu, trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đường thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe õ tô chở hàng, chỗ khách lăn vội trẽn đường làm bốc lên những đám bụi dày dặc. Khách đi đường phải nép vội vảo những gốc me già chờ tan bụi.

Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, em nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại. Đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. ôi! Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sê không còn những “ổ voi", “ổ chó” mấp mô lượn sóng như bây giờ. Nắng, mưa, gió bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân của chúng em đến trường được nữa.

Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả chúng em trong một niềm tin hi vọng của cuộc sống mới. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • ta con duong tu nha den truong lop 5
  • ta con duong
  • tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường
  • tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường
  • nhung bai van hay ta con duong lop 5

Bài viết liên quan

  • Tả con đường làng thân thuộc của em – Văn hay lớp 2
  • Phân tích tác phẩm Cố hương – Văn hay lớp 9
  • Cảm xúc về bố của em – Văn hay lớp 7
  • Miêu tả trận bão lụt – Văn hay lớp 6
  • Tả cây phượng trồng gần nơi em ở – Văn hay lớp 5
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng – Văn hay lớp 12
  • Tả một loài cây em yêu – Văn hay lớp 7
  • Tả lại cảnh đẹp quê hương em – Văn hay lớp 5
0