13/01/2018, 16:51

Tả cảnh hồ gươm – Văn hay lớp 5

Tả cảnh hồ gươm – Văn hay lớp 5 Tả cảnh hồ gươm – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tich lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của ...

Tả cảnh hồ gươm – Văn hay lớp 5

Tả cảnh hồ gươm – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tich lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

Tả cảnh hồ gươm – Bài làm số 2

Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, trên tham cỏ xanh rờn. Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi mưa, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

Tả cảnh hồ gươm – Bài làm số 3

Hồ gươm nằm ở trung tâm Hà Nội.Vào mùa thu,Hồ Gương hiện lên thật đẹp và thơ mộng.Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng

Từ trên cao nhìn xuống hồ Gươm như 1 lẵng hoa xinh xắn.Sáng sớm mặt nước hồ trong veo như chiếc gương khổng lồ.Xung quanh hồ những hàng liễu rủ xuống mặt hồ như những thiếu nữ hà thành đang trải tóc bên hồ.Những cây lộc vừng trổ hoa:thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước,hoa lộc vừng màu đỏ,những bông hoa li ti chạy dài theo 1 dây.Mỗi cây lại có hàng chục,hàng trăm cây hoa hư thế thẻ lững lờ từ cành cây xuống nước.Giữa hồ có bao cảnh đẹp,đây tháp rùa rêu phong,cổ kính.Mái tháp cong,uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh.Tháp Rùa có 4 tầng mỗi tầng đều có cửa được sơn màu vàng rực rỡ,trông như 1 lâu đài nhỏ nằm ở giữa hồ.Bên cạnh hồ là cầu Thê Húc màu đỏ,cong cong như con tôm khổng lồ.Qua bên kia cây cầu là đền Ngọc Sơn cổ kính lưu dấu"rùa thần" vs sự tích vua Lê trả kiếm.Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc,sơn màu ghi.Hai bên cổng đền có khắc chữ"Tả Thiên Thanh".Tháp Bút suốt bao đời nay vẫn vươn cao như đang viết lên bầu trời xanh truyền thống hiếu học của ông cha xưa.Đối diện vs Hồ Gươm là tượng đài Lý Thái Tổ là nơi vui chơi hcung của mỗi du khánh đến đây.Trưa đã đến,mặt hồ cũng tahy đổi theo sắc trời 1 màu vàng tươi được trải lên mặt hồ khiến mặt hồ lộng lẫy như đang được dát vàng.Khách tham quan cũng đông hơn làm khung cảnh Hồ Gươm lúc này thêm nhộn nhịp hơn.Chiều tà,trời tối dần,vắng dần.Mọi vaajt xung quanh hồ cũng im ắng hơn chúng đang lim dim chuẩn bị quay về vs giấc ngủ đêm.Khung cảnh quanh Hồ Gươm lúc này thật yên tĩnh vắng vẻ.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • những bài văn tả cảnh hồ Gươm hay nhất
  • Những bài văn tả cảnh Hồ Gươm lớp 5
  • làm một bài văn tả cảnh Hồ Gươm
  • bài văn tả cảnh Hồ Gươm hay nhất
  • tả cảnh tháp rùa

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm – Văn hay lớp 6
  • Phân tích tác phẩm Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân) – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 12
  • Viết thư UPU: Giới thiệu đất nước mình – Văn hay lớp 7
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha – Văn hay lớp 6
  • “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Văn hay lớp 7
  • Kể về người bà kính yêu của em – Văn hay lớp 6
0