Tả bác bảo vệ trường em – Văn mẫu hay lớp 6
Xem nhanh nội dung Tả bác bảo vệ trường em – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tuyên Quang Trường tôi không rộng lắm nên chỉ có một bác bảo vệ trông coi. Ngày nào bác cũng làm những công việc giống nhau, trông nom trường học và giúp đờ học trò, vì vậy mà chúng tôi ai ...
Xem nhanh nội dung
Tả bác bảo vệ trường em – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tuyên Quang
Trường tôi không rộng lắm nên chỉ có một bác bảo vệ trông coi. Ngày nào bác cũng làm những công việc giống nhau, trông nom trường học và giúp đờ học trò, vì vậy mà chúng tôi ai cũng yêu quí bác.
Bác bảo vệ năm nay đã hơn sáu mươi tuổi. Trước đây, bác là bộ đội ở biên giới, lập được rất nhiều chiến công. Vì thế, chúng tôi thường gọi bác là dũng sĩ. Sau chiến tranh, bác trở về phục vụ quê hương. Mấy năm nay, bác vào làm bảo vệ ở trường tôi.
Điều ấn tượng đầu tiên với tôi và mọi người là làn da đặc biệt của bác. Làn da bị cháy đen, có chỗ loang lổ nhưng vết sạm. Nhìn da bác, người ta như thấy được cả cái nắng, cái mưa khắc nghiệt của núi rừng bao năm tháng phá huỷ con người. Bác có gương mặt cương trực, nghiêm nghị mà lúc đầu nhìn thấy chúng tôi sợ lắm. Tuy đã nhiều tuổi nhưng đôi mát bác vẫn sáng và tinh nhanh. Tôn thêm cho khuôn mặt là đôi lông mày dày rậm, toát lên vẽ mạnh mẽ.
Bác bảo vệ đậm người, không cao mà cũng không thấp. Bác còn khoẻ mạnh, vững chắc lắm. Những bắp tay cuồn cuộn như một lực sĩ. Duy có đôi chân của bác không còn lành lặn nữa, một bên là chiếc chân gỗ. Trong chiến dịch năm xưa bác bị thương nặng nên muốn giữ tính mạng bác đã phải cưa mất một bên chân. Nhưng nhìn bác đi, khó ai có thể đoán được đấy không phải là chân thật. Bác đã quen lắm rồi, cái chân gỗ này đã là tri kỉ, nó đã thành máu thịt của bác từ bao giờ không biết.
Bác bảo vệ có nhiều thói quen mà ở ngôi trường này không học sinh nào là không biết. Thoáng nhìn qua là nhận ra ngay bác. Dường như ngày nào, tháng nào bác cũng mặc những chiếc áo bộ đội đã cũ và bạc màu. Trên cầu vai có một mảnh vá nhỏ. Nhưng với bác, chiếc áo ấy là kỉ niệm cả một thời đạn bom oanh liệt. Nom bác mặc chiếc áo thật oai hùng. Nhất là những ngày lễ lớn, bác mặc nguyên một bộ quân phục nghiêm trang, đẹp đẽ.
Sáng nào bác cũng dậy từ rất sớm. Từ khi ông mặt trời vẫn còn đang ngái ngủ, bác đã dậy làm việc rồi. Bác đi kiểm tra một vòng, cẩn thận từng phòng, từng ngóc ngách, thấy cái gì hỏng bác liền sửa ngay. Rồi bác chăm vườn cây sau trường, chăm chút tỉ mỉ như đứa con của mình. Xong việc đâu đấy, bác ra mở rộng cánh cổng sắt, mỉm cười chào đón chúng tôi.
Thoạt nhìn thấy bác bảo vệ khó tính, nghiêm khắc và khó gần. Nhưng khi chuyện trò, tiếp xúc rồi thấy bác là cả một kho tàng, một thế giới. Nghe những câu chuyện về chiến tranh mà chúng tôi như nhìn thấy cả dân tộc qua bác. Không chỉ thế, bác còn thuộc rất nhiều dân ca, ca dao, hò vè, thuộc nhiều thơ văn cổ… Bác hát chèo rất hay nữa. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, bác hát một trích đoạn cho học trò nghe. Chúng tôi nghe thích thú, say sưa quên cả về nhà…
Bác bảo vệ của chúng tôi không có một gia đình riêng. Bác coi ngôi trường này là nhà, coi các thầy cô giáo là anh chị em, coi học trò chúng tôi là con cháu… Bác đã hi sinh cả đời mình cho dân tộc, quê hương và giờ đây bác lại cống hiến sức lực còn lại cho thế hệ tương lai.
Hình ảnh bác bảo vệ đã quá thân quen và gần gũi với mỗi học sinh của nhà trường. Nhìn bác, chiều chiều lầm lũi một mình chúng tôi thầm hỏi, trên đất nước Việt Nam ta còn bao nhiêu con người như thế.
Hãy tả chú bảo vệ trường em – Bài làm 2
Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.
Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khoẻ. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng , lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày tướng to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền hột điếu lún sâu ở phần má. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản – mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định.
Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua , những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì. Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu .
Chú Bảo rất thân thiện và yêu mếm học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.
Hãy tả bác bảo vệ trường em – Bài làm 2
Bác Chính là bảo vệ trường em. Bác công tác ở trường em đã trên mười năm, chị em bảo thế.
Bác là thương binh, mất một cánh tay trái, tại chiến trường biên giới Hà Giang năm 1980. Người bác cao, gầy. Bụng và mông bác còn nhiều mảnh đạn. Tóc cắt ngắn, cặp mắt sâu, cái mũi cao hơi đỏ. Bác nói nhẹ nhàng, cử chỉ lịch thiệp, hay cười. Bác vui tính nên ai cũng mến.
Các thầy cô giáo trong trường đều thân mật kính trọng gọi là: "Chú”, "Chú Chính”. Khách đến trường, các vị phụ huynh đều gọi là "Bác".
Bác đã 45 tuổi, rất nhanh nhẹn. Học sinh cần gì, các thầy cô giáo cần gì, bác nhiệt tình giúp đỡ ngay. Bác đánh trống báo giờ học, báo giờ ra chơi không bao giờ sai một phút.
Trong bộ quân phục bạc màu, ống áo trái dắt vai, trông bác vừa nghiêm trang vừa binh dị. Một bọn cờ bạc bịp dến cổng trường giở trò móc túi trẻ con, bác nhẹ nhàng nói, chỉ một lúc sau, chúng đều đi thẳng. Có một tay "thiện xạ" ăn mặc rất bảnh, nghe nói là "con ông cháu cha" ngang nhiên xách súng vào bắn chào mào trên các ngọn cây bàng. Chẳng cần to tiếng gì cả, chàng "thiện xạ" đã hứa với bác là không bao giờ đến bắn chim trong trường nữa.
Thằng Quý, thằng Phương vào trộm bàng chiều chủ nhật. Bác bắt được khi đang leo trên ngọn cây. Bác gọi xuống và ôn tồn nhắc: "Cứ từ từ, kẻo ngã…". Hai cu cậu phải viết vào một tờ giấy chỉ có ba chữ: "Cháu xin chừa", với chữ kí kèm theo. Bác chẳng báo cáo với ai, thế mà hai bạn ấy không leo bàng nữa.
Mỗi lần có học sinh bị ốm đau, bác giúp đỡ tận tình, coi như con cháu trong gia đình.
Bác có hai ngựời con anh Linh là sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Diệu học Trường Cao đẳng Sư phạm. Vợ bác làm hộ lí ở khoa sản. Gia đình bác là "Gia đình văn hóa mới'.
Tả bác bảo vệ trường em – Bài làm 4
Chúng ta thường thấy hình ảnh của chú bảo vệ ở khu vực cổng trường hay trong khuôn viên của trường nhưng ít ai biết tầm quan trọng của công việc ấy, nhìn bề ngoài thì công việc bảo vệ này khá nhẹ nhàng nhưng thực chất không phải vậy,chú bảo vệ làm nhiệm vụ trông giữ trường nên không có một phút giây lơ là, chểnh mảng với công việc của mình, đêm đến thì bác lại đi hết những hành lang để xem các lớp đã khóa cửa chưa rồi bật điện cho các hành lang, sáng hôm sau lại dậy sớm để tắt điện, mở cổng trường đón học sinh vào học.
Bác bảo vệ trường em vô cùng dễ thương, bác hiền lành thân thiện và luôn quan tâm đến chúng em, mỗi khi có bạn bị hỏng xe, bác thường giúp đỡ bằng cách giúp các bạn vá xe, bơm xe. Khi chúng em đi học muộn, bác không những không trách móc mà còn mở cổng trường cho chúng em và nhắc nhở lần sau nên đi học sớm hơn và còn khuyên chúng em xin lỗi thầy cô và lần sau rút kinh nghiệm. Bác thân thiện, quan tâm đến chúng em như người ông hiền hậu của em vậy.
Là những người làm việc thầm lặng vì một môi trường học tập lành mạnh, tốt đẹp cho học sinh, bác bảo vệ là người đáng được trân trọng, yêu thương, vì vậy mà mọi người nên có ý thức giữ gìn của chung, có thái độ lễ phép, tôn trọng với người bảo vệ thầm lặng ấy.
Thu Thủy (Tổng hợp)