25/05/2017, 09:46

Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 9

Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn ...

Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi ...

Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là 1 trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Nói là ngôn ngữ mà con người truyền đến nhau để họ hiểu và biết về nhau nhiều hơn. Nói là hình thức giao tiếp rất phổ biến và có vai trò rất quan trọng. Nó giúp con người trình bay, diễn đạt những tâm tư, tình cảm hay suy nghĩ của mình đến người khác. Nó đưa cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Làm là một việc làm, một hàh động thiết thực. Nó có thể xuất phát từ ý nghĩ, suy nghĩ thoáng qua. Hay nhất là khi ta làm một việc từ chính những điều mà ta đã nói ra. Bởi vậy nói là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác.

Có thể xem ràng nói chính là mồi lửa châm ngòi cho cho việc làm, việc làm lại cũng chính là ngọn lửa để “đốt cháy” những lời mà mình nói ra. Vì thế nói và làm cần phải gắn liền, đi đôi với nhau. Hãy cứ xem “nói” là mục đích mà ta đặt ra để “làm”, để đạt được mục tiêu. Để mọi người biết rẳng ta không phải là kẻ nói lèo, ta khpng6 phải là người khoác loác, khoe khoang…ta nói được là ta làm được. Mà cũng không nhất thiết tất cả những gì mà ta làm được đề phải nói ra cho người khác biết. Nếu việc ta làm thật sự có ý nghĩa, tật sự thết thực và có ích trong cuộc sống này. Hay đơn giản đó là một việc làm tốt. Thì tự nó, tự cái việc mà ta làm được dù mọi người không biết đến cũng chẳng sao. Việc tốt mà mình làm đâu nhất thiết phải nói ra cho mọi người biết, miễn sao mìn thấy vui, thấy hạnh phúc là được. Hãy để tự đáy lòng mình nói với chính mình rằng: “Mình là người tốt”.Vì vậy đôi lúc có những điều ta không nói ra mà làm được thế mới hay. Đừng coi thường hay xao nhã với những gì mình đang nói. Sắp nói và sẽ nói…Hãy thật cẩn trọng đừng để lời nói”giống như con bướm đậu rồi lại bay”. Hãy để mọi người biết được giá trị lời nói của mình, đừng để bất cứ ai khinh thường nó, mỉa mai nó…

Trong cuộc sống nay “nói và làm” cần đi đôi, gắn liền với nhau. Để mọi người biết được giá trị đích thực của chính bản thân mình thì hãy “nói và làm” cho họ xem.

Suy nghĩ về nói và làm trong cuộc sống – Bài làm 2

“Nói phải đi đôi với làm” là một đòi hỏi mang tính xã hội. Không phải riêng bây giờ, mà xưa đã thế và sau này vẫn thế.

Bởi, "mười lần nói không bằng một lần làm"; bởi "nói hay không bằng cày giỏi"; bởi nói và làm gắn chặt với "chữ tín": "một lần mất tín, vạn sự mất tin" – một lần nói không đúng, nói không đi với làm; vạn lần mất lòng tin ở người nghe!

Nhưng tại sao nói lại không đi đôi với làm? Điều dễ hiểu này ai cũng biết, đó là vì "nói" bao giờ cũng dễ hơn "làm". Nói "dễ" vì "nói" do cái lưỡi phụ trách; còn "làm khó", vì "làm" thuộc thẩm quyền đôi tay và cơ bắp! "Nói dễ", vì "lời nói gió bay", vì "nói trước quên sau", vì "nói đâu bỏ đấy" và vì "lời nói không mất tiền mua",… Nhưng, hãy cảnh giác! Lão Tử đã từng dạy: "Lời nói có thể tin được thì nghe không hay; lời nói nghe hay thì không thể tin được!". Nhưng sợ nhất có lẽ là "người biết – không nói, người nói – không biết"!

Như vậy, chúng ta không chỉ cần biết sợ và đừng cả tin vào mọi lời nói, mà còn phải ghi nhớ: "chính vì "nói dễ" nên đôi khi nó rất nguy hiểm. Cha ông ta đã từng căn dặn: "lời nói đọi máu" đấy sao?!.

Vậy là, lời nói tuy là việc đơn giản – trẻ con, người lớn,… nếu không bị khuyết tật bộ phận thanh quản, đều có thể nói những gì muốn nói. Nhưng tác dụng trong cuộc sống xã hội của lời nói thì không hề đơn giản chút nào. "Lời nói như dao chém đá", không dễ phủi phui được đâu! Đến đây, ta lại rút ra một điều: "nói dễ" thật, nhưng không phải lúc nào cũng dễ. Cho nên chớ có "nói bừa", "nói ẩu", "nói ngon, nói ngọt", nói cho xong chuyện, và nhất là chớ có … "nói lời lại nuốt lời", trừ phi anh không còn là người tự trọng!

"Làm khó", vì làm phải tốn sức, tốn công, thậm chí phải "quên mình", phải "hy sinh",… Tốn sức, tốn công thì nhiều người có thể làm được. Nhưng "hy sinh, quên mình", mới là thử thách khó vượt qua! Mà ở đời, những việc quan trọng nhất, lại thường đòi hỏi người thực hiện phải… hy sinh, phải quên mình! Dám hy sinh thì việc khó trở thành dễ. Đó là chân lý vậy!

Chiến đấu chống ngoại xâm, phải cầm chắc có thể hy sinh xương máu. Chấp nhận rồi, thì "cái chết nhẹ tựa lông hồng"; gian nan, nguy hiểm đến mấy, cũng dễ dàng vượt qua! Cuộc chiến đấu với "nội xâm" (nạn tham nhũng), khó hơn nhiều, đòi hỏi sự hy sinh lớn lao hơn nhiều. Vì đó là cuộc chiến với người sống bên ta, với đồng đội, đồng chí,… thậm chí với chính bản thân ta – nhằm loại trừ nạn sâu mọt đục khoét, đang làm băng hoại giá trị đạo đức, lối sống; làm mục ruỗng xã hội! Lên án tham nhũng thì dễ, ai ai cũng "lên án" được; chống tham nhũng mới là chuyện cực kỳ khó, là vì vậy! Bởi "lên án" là hành vi "nói", còn "chống" là hành vi "làm".

Qua thế, đủ thấy rằng, "nói" dễ hơn "làm" thật, nhưng đúng là "nói" cũng có cái khó của nói; "làm" có cái dễ của làm! Vâng! "nói phải đi đôi với làm", điều ấy ai cũng thường nghe, ai cũng hiểu và ai… cũng nói được – mà làm thì mới khó làm sao?!.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghị luận nói và làm trong cuộc sống
  • nêu phan de về nói và làm trong cuộc sống
  • noi va lam
  • nói và làm trong cuọc sống

Bài viết liên quan

0