Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Văn mẫu lớp 9
Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Bài làm 1 Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhối cho toàn xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu bao người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay. Bạo lực học đường không còn là chuyện nói xong để đấy nữa mà ...
Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Bài làm 1 Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhối cho toàn xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu bao người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay. Bạo lực học đường không còn là chuyện nói xong để đấy nữa mà nó đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các trường và luôn là chủ dề được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc họp. Vậy thế nào là bạo lực học ...
Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Bài làm 1
Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhối cho toàn xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu bao người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay. Bạo lực học đường không còn là chuyện nói xong để đấy nữa mà nó đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các trường và luôn là chủ dề được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc họp. Vậy thế nào là bạo lực học đường, bạo lực học đường sẽ để lại những hậu quả gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này. Có thể nói tình trạng bạo lực học đường đã trở nên khã phổ biến trong hầu hết các trường học trong cả nước. Và cụm từ bạo lực học đường đã dần trở thành một thuật ngữ để chỉ tình trạng đánh nhau, gây lộn và thậm chí là sát hại lẫn nhau giữa học sinh với học sinh
Để trả lời cho câu hỏi vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì trước tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đén các hành vi bạo lực trong giới trẻ hiện nay. Có vô vàn những lí do để lí giải cho điều này và một trong những lí do quan trọng nhất đó chính là yếu tố gia đình của học sinh, do không được quản lí chặt chẽ, không được quan tâm từ cha mẹ. Một cuộc khảo sát do Khoa Xã hội học thực hiện vào năm 2008 tại hai trường Trung học phổ thông thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực ở nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.
Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.
Khảo sát cho thấy, có những lí do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lí do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lí do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới một nửa số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau là bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục… Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lí, tinh thần đối với nạn nhân. Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuýp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường. Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến.
Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lí và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”.
Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.
Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm những nguyên nhân khác.
Mối quan hệ giữa thầy và trò ngày nay đã có những thay đổi. Từ mối quan hệ một chiều sang tương tác, dân chủ, người thầy không còn là trung tâm của hoạt động giáo dục mà học trò mới là trung tâm. Tác giả cho rằng sở dĩ có hiện tượng bạo lực là do nhiều giáo viên không biết đến sự thay đổi ấy, vẫn hành xử theo kiểu thầy đồ ngày xưa. Nói như vậy cũng đúng, song chỉ đúng một phần rất nhỏ và như vậy là lỗi hoàn toàn thuộc về người thầy. Những giáo viên vẫn đối xử với học sinh “theo kiểu thầy đồ như mấy chục năm về trước” chỉ là hiện tượng hết sức cá biệt, mà nếu “bạo lực” xuất phát từ quan niệm ấy cũng không hoàn toàn là xấu. Các thầy đồ ngày xưa coi việc đánh đòn là một biện pháp giáo dục, đánh trò để răn đe, bắt buộc trò phải chăm chỉ, nỗ lực, vào khuôn phép, và đã không ít học trò nên người được từ những trận roi của thầy.
Học trò bây giờ khác xưa rất nhiều. Có nhiều em rất hư, đến mức nhiều người mới biết sẽ bị sốc. Đúng là mối quan hệ thầy trò “đã khác xưa”: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh giết thầy ngay tại bục giảng! Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nền nếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá… Đây là một yếu tố khiến nhiều giáo viên không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vi bạo lực. Đành rằng làm như vậy là không đúng, song giả sử học sinh chăm ngoan thì không một giáo viên nào lại sử dụng bạo lực.
Yếu tố thứ hai là cơ chế quản lí, môi trường giáo dục. Đúng là thu nhập của giáo viên còn thấp, đời sống còn khó khăn song vấn đề cơ bản là ở chỗ môi trường của không ít cơ sở giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tính nhân văn mà bệnh thành tích, chỉ tiêu thi đua… là những ví dụ. Chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước là nhân đạo, song mức độ “hiện thực hóa” ở các cơ sở lại rất khác nhau, tùy thuộc vào cái tài, đặc biệt là cái Tâm của nhà quản lí. Một khi nguyên lí “Tất cả vì học sinh thân yêu” đang là khẩu hiệu, một khi các biểu hiện thiếu nhân văn không được răn đe, xử lí kịp thời, thậm chí còn được “bật đèn xanh”, một khi tính kỷ cương của tổ chức, tính gương mẫu của người đứng đầu chưa được phát huy thì nguy cơ bạo lực học đường vẫn còn tiềm tàng.
Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp giáo viên dùng những biện pháp mạnh với học sinh, và đôi khi những biện pháp đó vượt khỏi tầm kiểm soát trở thành bạo lực với học sinh. Đúng là tình yêu nghề của sinh viên sư phạm rất quan trọng, song tình yêu ấy cần được nuôi dưỡng, phát triển bằng các cơ chế, chính sách hợp lí, trong một môi trường mô phạm, đầy tính nhân văn, nếu không nó cũng rất dễ bị thui chột đi. Thậm chí nếu chúng ta có cơ chế, môi trường tốt thì sẽ khiến cho những người ban đầu chỉ coi nghề sư phạm là một lối thoát cho mưu sinh có tình yêu nghề thực sự. Các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ… trong giáo dục khiến những giáo viên tâm huyết buông xuôi, chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế. Vì vậy, không nên yêu cầu hay kêu gọi tâm huyết của nhà giáo một cách chung chung mà phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp để khuyến khích, bảo vệ và nuôi dưỡng tâm huyết ấy.
Nói cho cùng, việc chống lại bạo lực học đường là hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho thế hệ công dân tương lai. Đây là một nhiệm vụ hệ trọng, khó khăn, đòi hỏi sự ra quân, phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Nếu không, những nỗ lực của nhà giáo dù lớn đến mấy cũng là đơn độc và rất dễ thất bại. Tuy các nước đã có những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm tra, sử dụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất không phải ở những hành động bề ngoài. Một khi không có sự quan tâm đúng mức, một khi không tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh thì bạo lực vẫn cứ diễn ra không hình thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác.
Ai là người chịu trách nhiệm trước vấn nạn bạo lực này? Câu trả lời có lẽ là không riêng một ai. Để giáo dục thì không chỉ phụ thuộc vào riêng một người, một cơ quan, nhưng hơn ai hết, những người gần gũi với các em chính là những nhân tố quan trọng nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông thường mọi người quan tâm đến những vụ bạo hành kiểu như: thầy cô giáo đánh đập, làm nhục học sinh, học trò chém giết nhau… Nhưng những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, chuyện tâm lí học sinh cũng còn chưa được quan tâm để ý nhiều. Sự thực, giai đoạn từ nhỏ đến những năm phổ thông là những giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Nếu nhận thức được điều này, và giáo dục con em một cách có hiệu quả thì chúng ta không phải lo lắng về nạn bạo hành học đường cũng như những vấn nạn khác mà xã hội đang lo lắng như tình trạng bỏ học, chán học, cứu net, sử dụng ma túy, thuốc lắc. Thậm chí, chúng ta cũng có thể xây dựng một đội ngũ nhà giáo có đạo đức, nhân cách và thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Hy vọng cuộc vận động bốn “không” trong đó có “Nói không với vi phạm đạo đức nghề giáo” sẽ giúp công tác giáo dục nước nhà có hiệu quả hơn.
Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Bài làm 2
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.
Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay – Bài làm 3
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là “bình thường”.
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.
ột trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình.
Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng
.Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.