25/05/2017, 09:50

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Văn mẫu lớp 10

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Văn mẫu lớp 10 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những ...

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Văn mẫu lớp 10 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu ...

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu nói đó không chỉ là những bài học, những lời răn dạy cho chùng ta, nó còn là những lời động vui, an ủi, định hướng khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu thành ngữ “cái khó bó cái khôn” chính là một câu thành ngữ như vậy

“Cái khó bó cái khôn” đây là câu tục ngữ được sử dụng rất phổ biến của người Việt Nam chúng ta. Ai cũng đã được nghe rất nhiều lần, và trong cuộc sống, cũng chưa có ai chưa từng dùng nó lần nào. Vậy, “cái khó bó cái khôn” có ý nghĩa như thế nào? “Cái khó” được hiểu chính là những khó khăn gây cản trở, không cho chúng ta thực hiện một công việc nào đó. Còn “cái khôn” chính là những dự kiến, những kế hoạch, dự định, vấn đề tốt đẹp và sáng suốt. “Bó” giống như một sợi dây, trói buộc hạn chế, không cho thực hiện những kế hoạch, dự định. Cả câu thành ngữ hiểu theo nghĩa chung nhất ý chỉ  những khó khăn sẽ cản trở chúng ta thực hiện những dự định, những kế hoạch tốt đẹp. Hiểu sâu rộng hơn nó chính là hoàn cảnh sẽ tác động đến tinh thần mỗi người,giải thích cho sự bất lực cũng như một cách động viên khi chúng ta gặp phải những bế tắc, không tìm ra được phương hướng để giải quyết trong mọi việc.

Từ trong ý nghĩa sâu xa trên, ta thấy được một thực tế đó chính là hoàn cảnh sẽ tạo nên tính cách con người, đồng thời hoàn cảnh cũng quyết định đến ý chí và ý thức của mỗi chúng ta. Cái khó mà ta đang gặp phải chính là hoàn cảnh là điều kiện khiến cho cái khôn chính là tinh thần của mỗi người. Câu nói trên mang một quy luật khách quan của thực tế, vật chất sinh ra ý thức và hoàn cảnh quyết định đến tinh thần.

Nhưng thật sự, câu thành ngữ trên chỉ mang một mặt phiến diện, lời khuyên của ông cha ta từ xưa thật sự chỉ một phần đúng. Bởi nó chưa nói đến chiều ngược lại của ý thức và vật chất, giữa nghị lực với hoàn cảnh. Trong cuộc sống vạn biến, con người khi gặp những thử thách nhưng lại là động lực để có thể vươn lên mạnh mẽ nhất, đạt được những thành quả cao nhất. Sự thành công tùy thuộc rất lớn vào khả năng và lòng kiên nhẫn đến cùng. Vì vậy, cần nắm bắt được thời cơ, đừng vì khó khăn, vì hoàn cảnh mà bỏ qua cơ hội. Một lần thắt bai, một lần vấp ngã trên đường đời, bạn hãy nhớ đến câu nói “Thất bại là mẹ thành công”, hãy rút ra những bài học, những kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, và kiên cường lên, hãy đứng lên, phấn đấu tiếp để đạt được mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Nhưng có rất nhiều bạn trẻ, vì cuộc sống quá đủ đầy, được bố mẹ bao bọc,có ý nghĩ ỷ lại vào điều kiện gia đình, dựa vào bố mẹ, nên khi chỉ mới gặp chút khó khăn, một chút vấp ngã trên đường đời thì đã không còn tâm trí, cảm thấy bế tắc, gục ngã và không thể tiếp tục. Nếu các bạn ấy cứ như thế thì sẽ mãi mãi chỉ có thể dậm chân tại chỗ, không có bước tiến xã hơn. Cái “khó” giống như đã nuốt chửng lấy sự phát triển của cái “khôn”. Hãy động não nhiều hơn, hãy vượt qua. Trong một đề Toán, khi gặp phải những câu hóc búa, nếu một người lười suy nghĩ thì chỉ cần nghe thấy hai từ đề khó thì đã nghĩ ngay đến việc chờ đợi người khác cho mình câu trả lời, hoặc nghỉ ngay đến việc gấp trang sách lại bỏ qua, nếu cứ như thế bạn sẽ bị trì trệ mãi trong học tập. Cái khó khiến trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy với vấn đề, đó là sự kìm hãm cái khôn lại.Vì vậy, các bạn trẻ hãy thường xuyên rèn luyện trí óc, cố gắng học cách tìm tòi, tiếp thu, học hỏi những người xung quanh. Nếu làm được điều đó nhất định bạn sẽ không bao giờ là kẻ thua cuộc, cuộc sống sẽ không trở nên vô nghĩa

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Hãy tự cho mình một cuộc sống muôn màu, không chỉ màu hồng, mà còn điểm thêm chút xám, chút xanh đỏ. Như vậy bạn sẽ cảm thấy mình sống thật ý nghĩa, mỗi người hãy tự đặt cho mình những ước mơ, những mục tiêu để tiến lên, để phấn đấu. Dù có lúc gặp chông gai, gặp trắc trở nhưng đây cũng là lúc khiến ta mạnh mẽ và tốt hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Bài làm 2

Thành ngữ ra đời đôi khi không chỉ là mọt bài học, một lời răn dạy, mà còn là một lời động viên, an ủi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. “Cái khó bó cái khôn” là một câu thành ngữ như vậy.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” là những khó khăn gây cản trở trong việc thực hiện một công việc nào đó. Trong khi đó, “cái khôn” lại là những kế hoạch, vấn đề tốt đẹp. Như vậy, “Cái khó bó cái khôn” ý nói đến nhũng khó khăn làm cản trở những dự định đúng đắn mang tính tích cực. Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ ám chỉ hoàn cảnh có tác động đến tinh thần của mỗi người. Nó giống như một cách để động viên mỗi khi bản thân bị bế tắc, không tìm ra được phương hướng giải quyết trong cuộc sống.

Thưc tế, nếu coi câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta từ xưa để lại thì có phần chưa đúng. Đôi khi trong cuộc sống, nhờ những thử thách mà con người có thể vươn lên mạnh mẽ, đạt được những điều mình mong muốn. “Cái khó bó cái khôn” – thức chất nó cũng giống như một thất bại, vấp ngã trên đường đời. Nếu ta coi “Thất bại là mẹ thành công”, thì tự khắc bản thân sẽ đúc rút được những bài học, kinh nghiệm từ sai lầm của mình mà đứng dậy, phấn đấu đạt được mục tiêu mình theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có một câu khác gần giống nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác: “Cái khó ló cái khôn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy cánh hồng. Sẽ có lúc ta dẫm phải những chiếc gai nhọn hoặc gặp những tảng đá chắn ngang đường. Sự bình tĩnh, sáng suốt vào những lúc khó khăn sẽ đem đến cho bạn “cái khôn”. Như vậy, chính hoàn cảnh sống đã tạo động lực thúc đẩy cho “cái khôn” hình thành và phát triển.

Cuộc sống đày đủ đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ sống ý lại vào điều kiện gia đình, ăn bám bố mẹ. Họ không đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, hoặc dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn, rồi tặc lước cho rằng “Cái khó bó cái khôn”. Sự dụa dẫm làm cho họ mất đi tính tự lập, kiên trì trong cuộc sống. Về lâu dài, cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa.

Để cho cuộc sống ngày một trở nên có ý nghĩa, mỗi chúng ta nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Cũng sẽ có nhũng lúc chông gai, trắc trở, nhưng chính những thời điểm đấy chúng ta mới có thể mạnh mẽ hơn và “khôn” hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn – Gợi ý

1. Ý nghĩa câu tục ngữ

– “Cái khó’’ là những khó khăn trong thực tế cuộc sống ; “bó’’ là sự trói buộc, “cái khôn’’ là khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

– Ý nghĩa câu tục ngữ : Khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

2. Thân bài

a. Nhận xét trên la đúng. Sự phát triển chủ đạo bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của tác động khách quan. Ví dụ : Có điều kiện thuận lợi trong học tập (có thời gian, đủ sách vở, chỗ học tốt…) thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn, thì kết quả học tập của ta bị hạn chế.

b. Tuy vậy, nhận xét trên mới nêu lên một mặt của vấn đề : tác động của hoàn cảnh khách quan. Ta cần nhìn thấy một mặt khác : trong việc phát huy tài năng, sự nỗ lực của quan là yếu tố nhất định. Ví dụ : tại sao lại có chương trình “Tiếp sức đến trường’’, ‘“Lục Lạc Vàng’’…  để giúp đỡ những gia đình nghèo có trẻ em học giỏi. Đó là do một phần nỗ lực từ bản thân của các em, trong mọi hoàn cảnh sống, các em luôn luôn cố gắng học tập.

Với những người có ý chí, nghị lực thì “cái khó’’ không thể nào “bó’’ nổi “cái khôn’’.

c. Trong đời sống, tính toán công việc, đặt kế hoạch… thì phải tính đến những điều kiện khách quan, nhưng ta không để hoàn cảnh khách quan trói buộc. Không chờ hoàn cảnh thuận lợi mới làm việc.

Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn.

3. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động.

– Hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

– Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống.

Từ khóa tìm kiếm

  • tac hai cua ruou nghi luan
  • cai kho lo cai khon cai kho bo cai khon
  • nên vận dụng câu tục ngữ Cái Khó Bó Cái Khôn như thế nào
  • trinh bay suy nghi ve cau tuc ngu cai kho bo cai khon

Bài viết liên quan

0