Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e ...
Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 12 Được sống, đó là món quá quý báu nhất ...
Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 12
Được sống, đó là món quá quý báu nhất mà tạo hóa đã ban cho chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống của mình, phải biết sống có lí tưởng, có niềm tin và biết yêu thương. Hơn hết, chúng ta phải biết sống có nghị lực để đối mặt với những thử thách trên đường đời. Cũng như nhà văn Nguyễn Bá Học đã nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung cũng như ý nghĩa câu nói ấy mang đến.
Khi đã sống, ai cũng có khát khao vươn đến hạnh phúc, đến thành công, đến đỉnh cao tri thức. Và cụm từ “đường đi” trong câu nói của Nguyễn Bá Học chính là hình ảnh ẩn dụ cho con đường tìm đến hạnh phúc, đến thành công ấy của con người. Hay nói cách khác, đó chính là hình ảnh khái quát về cuộc sống của chúng ta. Dù ta chọn đi trên con đường nào, ta đều phải đối mặt với những thử thách riêng, những vật cản riêng của nó. Và “sông”, “núi” chính là những chướng ngại vật trên “đường đi” ấy. Chúng ta không nên đối mặt với những vật cản đó với thái độ “ngại”, ngại ngùng, e dè hay thậm chí sợ hãi. Câu nói của vị tiền nhân Nguyễn Bá Học là lời nhắc nhở không chỉ cho những con người thuở xưa mà còn cho thế hệ hôm nay về nghị lực sống. Cuộc sống hiện hữu rất nhiều khó khăn, thử thách gian nan. Nhưng chỉ cần lòng ta bền, chí ta quyết thì sẽ vượt qua tất cả.
Câu nói của Nguyễn Bá Học rất đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Cuộc sống có dễ dàng hay không là tùy thuộc vào nghị lực sống của mỗi cá nhân. Chỉ cần bền lòng quyết chí, ta sẽ vượt qua tất cả. Thành công, vinh quang và hạnh phúc, đó không phải là một điểm đến, mà là cả một cuộc hành trình. Chúng không tự động tìm đến chúng ta, buộc chúng ta phải tìm kiếm, đấu tranh với nỗ lực phấn đấu không ngừng. Đã có biết bao tấm gương về nghị lực sống trong xã hội. Chẳng hạn như thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy bị liệt hai tay nhưng thầy đã vượt lên số phận, tập viết bằng chân, và trở thành một nhà giáo mẫu mực, giúp ích cho đời. Thầy là tấm gương về nghị lực sống cho thế hệ trẻ noi theo. Hay cậu học trò người Dao, Lý Láo Lở, tuy hai tay không trọn vẹn nhưng vẫn nuôi ước mơ vào đại học, trở thành người thầy đáng kính đáng trọng của trẻ em vùng cao. Hay kình ngư hai mươi hai tuổi người Mê-xi-cô, San-chez, không có tay, chỉ có một chân nhưng anh đã giành rất nhiều huy chương… Từ xưa tới nay, từ đồng bằng đến miền núi, từ đông sang tây, nơi nào cũng có những con người tràn đầy nghị lực sống cho dù hoàn cảnh của họ rất khó khăn. Bởi vậy, chúng ta đừng sợ “sông” rộng, “núi” cao. Vì mỗi lần đối mặt với chúng là thêm một lần tôi luyện nghị lực bản thân, rèn ý chí, sự bền bỉ cũng như lòng can đảm. Nếu thất bại cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó, chúng ta biết vươn dậy, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu để rồi đối mặt với những thử thách tiếp theo trong tư thế chủ động sẵn sàng. Cũng như ông cha ta luôn nhắc nhở: “Thất bại là mẹ thành công”. Bác Hồ cũng từng khẳng định rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Trên con đường tìm đến hạnh phúc và vinh quang, điều quan trọng không phải ở chỗ chúng ta đang đứng mà là hướng chúng ta đang đi. Và nghị lực sống là nhân tố không thể thiếu giúp chúng ta duy trì hướng đi đúng đắn của mình. Bên cạnh đó, sống có nghị lực góp phần rèn luyện nhân cách con người: sự kiên trì, bền bỉ, lòng dũng cảm.
Thật đáng khâm phục những con người sống có nghị lực, vượt lên nghịch cảnh, biết hướng đến sự tốt đẹp trong cuộc sống như thầy Nguyễn Ngọc Ký, cậu học trò Lý Láo Lở…!Tuy nhiên, trong xã hội không phải ai cũng có nghị lực để đối mặt thử thách, vượt lên chính mình. Hãy tưởng tượng một người sống mà không có nghị lực, cuộc sống của họ sẽ vô nghĩa biết dường nào. Chẳng hạn, một học sinh gặp bài toán khó, suy nghĩ chưa bao lâu đã vội gấp tập lại. Đó là một thái độ học tập không tốt, gặp bài dễ mới làm, dần sẽ tạo nên thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy. Như vậy ngừơi học sinh đó sẽ không tiếp nhận các kiến thức mới cùng sự linh họat khi xử lí vấn đề trong mỗi bài toán, đến lúc kiểm tra thi cử lại quay cóp, thiếu trung thực. Nỗi lo âu của ngành giáo dục cũng phần nào xuất phát từ việc thiếu quyết tâm vượt qua bản thân, thiếu nghị lực của chính mỗi học sinh. Hay một người mơ ước làm bác sĩ để sau giúp người giúp đời. Nhưng thấy quá khó khăn rồi bỏ cuộc. Chẳng lẽ chỉ vì thế mà ta từ bỏ mơ ước chính đáng của mình. Thật đáng thất vọng!
Con người là sản phẩm hoàn mỹ nhất của tạo hoá. Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình những khả năng đặc biệt và sức mạnh tiềm ẩn để vượt qua phong ba bão táp cuộc đời. Vì thế, mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn, tự giác rèn luyện sự bền bỉ, ý chí phấn đấu, lòng kiên định, nhẫn nại, rèn luyện nghị lực sống. Khi gặp trở ngại nào, ta nhất định không được bỏ cuộc công việc đang làm, phải quyết tâm hơn nữa. Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần dạy bảo con em bài học về lòng can đảm, lòng kiên trì, và trên hết là nghị lực sống để vượt qua khó khăn trên con đường học vấn. Ông bà có thể lồng những bài học ấy vào các câu chuyện kể trước khi đi ngủ cho cháu. Thầy cô có thể xen những bài học ấy vào các giờ giảng đạo đức của mình. Xã hội cần quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, có những chương trình gây quỹ hỗ trợ người nhiễm chất độc màu da cam, những người khuyết tật, nghèo khó…, giúp họ hoà nhập cuộc sống dễ dàng hơn.
Mỗi ngày trôi qua lại thêm một trang đời viết dở. Nhưng trang đời ấy được viết bằng màu mực nào mới là điều quan trọng. Ngày hôm nay, chúng ta hãy bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất vọng. Hãy luôn khẳng định với bản thân: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Hãy khởi đầu một ngày mới với trái tim tràn ngập tình yêu và nghị lực sống. Hãy sống với những khát khao mà mình luôn ấp ủ. Hãy luôn tin rằng cuộc sống không bao giờ quá ảm đạm khi mặt trời vẫn còn chiếu sáng, bạn nhé!
Nghị luận về câu nói sau của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi vì lòng người ngại núi e sông – Dàn ý
I. Mở Bài
Nguyễn Bá Học từng nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước này sẽ có suy nghĩ gì? Chúng ta sẽ hành động như thế nào?
II. Thân Bài
Đầu tiên cần phải hiểu Nguyễn Bá Học muốn nói gì với chúng ta
Đường đi của chúng ta là những bước đi của những người đi trước. Những bước đi đó có thể gặp sông, gặp núi nhưng họ đã vượt qua. Tại sao chúng ta lại không thể vượt qua 1 lần nữa. Chỉ có lí do duy nhất chúng ta không muốn vượt qua, hoặc muốn nhưng chưa đủ sự quyết tâm để vượt qua.
Đường đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng giống như cuộc sông luôn đầy rẫy những khó khăn nếu chúng ta có quyết tâm thì dù có núi cao , sông sâu chúng ta cũng sẽ vượt qua
Câu nói trên ý muốn nói rằng dù cuộc sống có khó khăn đến đâu nếu chúng ta muốn, chúng ta cố gắng chúng ta sẽ vượt qua.
Như “Hiệp sỹ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng, anh chỉ có một ngón tay còn cử động nhưng anh đã vượt qua tất cả những khó khăn, vất vả của bệnh tật để trở thành đại biểu quốc hội, để góp phần nói lên tiếng nói rất nhỏ nhoi của gần sáu triệu người khuyết tật trên tổ quốc này. Anh đã là người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc, đã giành được giải quả cầu vàng về công nghệ thông tin mà nhiều người bình thường mơ ước. Đó là sự quyết tâm vượt lên số phận, con đường của anh ấy đã đi có vô số núi cao vực sâu nhưng anh đã vượt qua. Và chắc chắn với sự quyết tâm này anh sẽ còn thành công nhiều hơn nữa vì sự quyết tâm luôn thôi thúc anh tiến lên.
Tại sao một con người như anh Tăng Văn Bình lại có thể đậu thủ khoa đai học ngoại thương với số điểm tuyệt đối, tại sao một người mồ côi cha, mẹ đau ốm như thế lại có một nghị lực phi thường đến thế. Anh có khả năng học tập trời phú ư? Không! Sự quyết tâm, lòng ham thích cộng một chút thông minh đã làm nên con người ấy. Ở vào hoàn cảnh ấy rất nhiều người đã bỏ học, nhiều người đã nghĩ quẩn. Nhưng anh với sự quyết tâm đã vượt lên tất cả, vươt cả những người có điều kiện học tập hơn anh rất nhiều.
Tôi xin phép được lan man một chút.
Hôm nọ một cô bạn của tôi đi làm tình nguyện tại một trại mồ côi. Cô ấy kể rằng có nhiều số phận đáng thương. Nhưng xin đừng thương hại họ mà hãy khâm phục họ vì hộ đã quyết tâm sống, đã quyết tâm hòa nhập, đã quyết đi trên con đường mà họ đã chọn và họ sẽ không bao giờ lùi bước. Hãy dành sự thương hại cho một số người không thể chiến thắng được bản thân, những người đã ngã nhưng không đứng dậy, hoặc không thể đứng dậy, vì lòng quyết tâm đã chết trong cơ thể họ. Họ không thể đứng dậy nổi
III. Kết Bài
Vậy chúng ta hãy quyết tâm, đầu tiên là chiến thắng bản thân, chiến thắng số phận sau là làm giàu cho quê hương, đất nước.
Tôi xin phép trích dẫn câu nói của Bác thay cho lời kết
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Từ khóa tìm kiếm
- cau noi cua nguyen ba ngoc nghi luan
- nghị luận xã hội về câu nói của nhà giáo nguyễn bá học
- nhà văn nguyên bá học có nói đường vì ngăn sông cách núi mà khó lònh người ngại núi e sông em hiểu thế nào câu đíng ngôn đay em rút ra đc bài học gj