Suy nghĩ về câu nói: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Cuộc sống có thể kéo dài vô tận, nhưng con người không thể sống mãi với thời gian được. Có lúc ta phải ngẫm.lại, xem ta đã làm được gì, đang làm gì và sẽ làm gì có ích cho mọi người và cho chính mình để rồi khi mọi thứ vụt tắt đi, ta vẫn còn ...
Cuộc sống có thể kéo dài vô tận, nhưng con người không thể sống mãi với thời gian được. Có lúc ta phải ngẫm.lại, xem ta đã làm được gì, đang làm gì và sẽ làm gì có ích cho mọi người và cho chính mình để rồi khi mọi thứ vụt tắt đi, ta vẫn còn giữ lại chút gì gọi là vinh quang và huy hoàng. Thà làm một người bất thường đi làm chuyện khác thường mà cao cả thì còn hơn là một người bình thường mà chả làm gì có ích cho đời cả. Nhà thơ Xuân Diệu từng có hai câu nói có trong bài “Giục Giã” như sau:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn le lói suốt trăm năm”
Câu thơ được xem như là một thông điệp về cách sống tận hiến, sống hữu ích cho đời. Con người ta là một vật thể sống hữu hạn, tuy bản chất của con người là suy tư và khao khát muốn "đoạt quyền tạo hoá” nhưng không thể ngăn được những quy luật của tự nhiên "sinh, lão, bệnh, tử". Ai mà chẳng có lúc phải chết đi, đâu thể là bất diệt được. Đó mới chính là cái thú vị mà cuộc sống này đã ban tặng cho chúng ta. Cũng như vậy, từ “huy hoàng” mà Xuân Diệu nhắc đến trong bài có nghĩa: khi ta đạt đến phút giây vinh quang, sáng chói nhất, là lúc ta cảm thấy hạnh phúc nhất, hạnh phúc vì mình đã tự làm được những điều quá sức mình, nhưng đôi khi không phải cái nét “huy hoàng” nào cũng đẹp. cả, nó cũng là cái giả tạo được làm ra để được tung hô, để được mọi người tán thưởng. Đó đâu phải là thành quả thực. Giữa một cái mình tự tạo thành với một cái mình phải vay mượn từ người khác hay từ một bản ngã xấu xa nào đó của con người làm nên, thì cái nào sẽ có giá trị hơn? Có lẽ hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu dù được tác giả viết trong dòng văn học hiện đại, nhưng nghĩ lại cái lẽ sống này đã luôn đúng, luôn tồn tại từ ngàn xưa mà mãi đến Xuân Diệu thì ông mới đúc kết nên lẽ sống này, không phải nó chỉ biết đến trong thời chiến mà nó mãi đúng cho mai sau. Không phải một phút huy hoàng và rồi ta sẽ mãi chợt tắt vĩnh viễn mà cái ánh sáng huy hoàng ấy sẽ theo chúng ta, sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cuộc sống. Tôi không biết sau này tôi sẽ làm nghề gì và lại càng không biết tôi sẽ sống đến bao lâu nữa, nhưng cả cuộc đời này, tôi hi vọng ít nhất một lần trong đời tôi có thể đem cả tấm lòng nhân ái, đem cổ tình thương của mình ra để mà chia sẻ với những người khác – những người kém may mắn hơn mình. Người ta thường nói “tình cảm là vô hạn”, ừ thì đúng thật đấy, nhưng đâu phải ai cũng có thể sẵn sàng cho đi tình cảm của mình được Con người mà, ích kỉ lắm, họ chỉ biết nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mình rồi mới nghĩ đến người khác, ở cuộc sống này, bên cạnh những người giàu, còn đâu đó không biết bao nhiêu là mảnh đời bất hạnh, cần được giúp đỡ. Ta không có nhiều tiền, ta không giúp đỡ được nhiều, nhưng cái cách mà ta thể hiện tình cảm với họ, cái cách mà ta cảm thông, chia sẻ với họ, những thứ đó mà nói, tiền bạc cũng không mua được. Hãy làm cho họ thấy, rằng họ còn có thể tin vào cuộc sống này để mà vươn lên, mà tiếp tục cố gắng. Đó là ta đã cho đi rồi đó. Ngay cả đến Xuân Diệu cũng đã từng muốn “tắt nắng, buộc gió”, muốn xoay chuyển cả đất trời chứ huống chi là “huy hoàng”. Ước muốn táo bạo của nhà thơ là thế đó, thà được sống hết mình trong phút chốc rồi chợt tắt, còn hơn là le lói suốt cuộc đời. Xuân Diệu muốn cả cuộc đời mình tuy là ngắn ngủi, nhưng phải làm nhiều việc, thật nhiều việc có thể để những thế hệ sau nhớ mãi. Ông ghét phải làm những việc chỉ biết ngồi không tận hưởng hay vô. bổ mà cứ phải sống.dài, sống dai, sống dở rồi trở thành kẻ vô dụng. Phải sống làm sao cho đến khi chết rồi, ta không phải tiếc nuối vì cuộc đời này, không ít thì nhiều, ta đã đóng góp cho cuộc sống này một chút gì đó đáng giá. Để làm được điều đó, quả không dễ chút nào. Thật tình mà nói, tôi chỉ là một phần tử rất nhỏ trong cuộc đời to lớn này, tôi không hi vọng người đời sẽ nhắc đến mình. Tôi chỉ mong rằng mình có thể sống hết mình,có được một cuộc sống vui vẻ, không phải lo âu, không phải hối tiếc về những gì đã qua.
Cái phút huy hoàng rồi chợt tắt ấy sẽ hơn hẳn so với sự le lói mà nó mang lại, đó là sự thật mà ta không thể phủ nhận. Trong chiến tranh, biết bao nhiêu người chiến sĩ đã ngã xuống vì một nền độc lập cho dân tộc. Chúng ta không thể nào biết được họ là ai, họ đến từ đâu, nhưng ta biết được rằng, họ đã sống hết mình, dành trọn tình cảm của mình cho tổ quốc. Tuy cuộc sống của họ là ngắn ngủi, nhưng cái khoảnh khắc họ hi sinh chính là giây phút '“huy hoàng” nhất trong cuộc đời, vì những chiến sĩ ấy đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Điều ấy đâu phải ai cũng thực hiện được. Nó xuất phát từ lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm giành độc lập cho quê hương mình. Và nếu như không có những phút “huy hoàng” ấy, liệu bây giờ ta có được một cuộc sống hạnh phúc và bình yên được không? Cuộc sống chúng ta luôn qua đi từng ngày, thiên nhiên sẽ tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chúng ta thì sẽ trôi qua mà không quay trở lại. Trong bài “Vội vàng”, Xuân Diệu cũng đã có nói:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Thời gian đầu có chờ đợi ai. Nó đến và rồi cứ trôi qua vùn vụt. Bởi thế mà nhà thơ Xuân Diệu đã tìm sợ, ông sợ cái tuổi già đến với mình quá nhanh, khi mà ông chưa làm được gì nhiều cho đất nước, cho cuộc sống này. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, ấy vậy mà ông vẫn còn thấy tiếc vì nghĩ còn cống hiến quá ít cho cái cuộc sống này, huống chi là ta. Chúng ta chỉ là một hạt cát trong một biển cát sa mạc. Thà sống ít mà cống hiến, cho đời những cái hay, cái tốt, còn hơn là sống một cuộc sống tầm thường, một cuộc sống vô vị, làm những việc trái với lương tâm mà bị người đời xem thường, khinh bỉ. Ngay từ đầu, ta phải xác định được mục tiêu đề ra:Sống là phải sống có ích. sống làm sao mà đến khi chết đi, ta không phải hối tiếc về những việc mà ta đã làm. Đó đã là phút “huy hoàng” của cuộc đời ta rồi đây Có những người khi ngã xuống cho Tổ quốc này khi tuổi đời hãy còn rất trẻ như Trưng nữ vương, Võ Thi Sáu, Đặng Thuỳ Trâm và nhiều anh hùng vô danh khác, nhưng họ đã bất tử trong lòng dân tộc. Bởi lẽ, họ đã biết sống một cuộc đời tận hiến cho cái đẹp, cái cao cả.
Không quá vội vàng trong cuộc sống, đừng làm những điều mà sau này phải hối hận và tiếc nuối, vì thực sự đường đời còn rất dài. Và hãy sống là chính ta, hãy làm những gì ta thích và thật sự có ích cho mọi người. Như thế cuộc sống này mới có ý nghĩa. Và ta sẽ đón nhận được những niềm vui mới từ những người xung quanh. Đó là quà tặng về tinh thần dành cho ta mà dù có thật nhiều tiền cũng chưa chắc đã mua được tình cảm của người khác dành cho mình. Ý thơ trên là một thông điệp về cách sống hữu ích.