Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương MB: – Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. – Nhận xét khái quát về bài thơ: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu. TB: 1. Lòng kính yêu chân thành – ...
Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
MB:
– Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
– Nhận xét khái quát về bài thơ: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
TB:
1. Lòng kính yêu chân thành
– Nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến trước lăng Bác:
+ Cách xưng hô như tình cha con ruột thịt: “con” – “bác”.
+ Cảm xúc thành kính, thiêng liêng: hàng tre trong sương (vừa là sương sớm, vừa lằ khói nhang), hàng tre (hình ảnh thân thương của làng quê, cửa cả dân tộc).
+ Thành kính dâng Bác lòng kiên trung, bất khuất: hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
– Tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng:
+ Nhớ ơn Người soi đường cách mạng: ngày nay (muôn đời nhớ ơn), mặt trời trong lăng rất đỏ (lí tưởng cách mạng của Bác soi sáng con đường đất nước),…
+ Ca ngợi Bác như bộc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ lệnh: nằm trong giấc ngủ bình yên; vầng trăng dịu hiền (vâng trăng bầu bạn, vầng trâng tâm hồn Bác dịu hiền).
2. Niềm tiếc thương vô hạn
– Nỗi nhớ Bác ngàn thu:
+ Thương nhở vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày), vô tận suốt chiều dài không gian (dòng người), còn không gian quanh lăng tràn ngập nỗi nhớ (mọi người đều “đi trong thương nhớ”).
+ Lí trí (vẫn biết) vẫn hiểu rằng Bác sống mãi như trời xanh (trời xanh là mãi mãi), nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói trong tim: từ nhói diễn tả cảm giác cái đau đến đột ngột, chói gắt, dến nhanh nhưng không dễ tan đi được).
– Lưu luyến không rời:
+ Mai đây về miền Nam vẫn vô vàn lưu luyến: thương trào nước mắt.
+ Thành kính dâng lên Người lòng trung hiếu sắt son: điệp ngữ “muốn làm” (nguyện ước rất thiết tha), chim hót, hoa tỏa hương (quấn quýt), cây tre trung hiếu chốn này (thủy chung với Bác, với lí tưởng của Bác).
+ Toàn bài giọng điệu thành kính trang nghiêm (do thể thơ tự do theo cảm xúc, nhiều dòng liền nhau, gieo vần liền, nhiều thanh bằng đã tạo nên nhạc điệu trầm lắng).
KB:
– Nhiều hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng, cao cả; giọng điệu chậm rãi, trang nghiêm mà tha thiết.
– Diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương và biết ơn sâu sắc của nhân dân miền Nam nói riêng, cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ.