28/02/2018, 15:59

Sức mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD

THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến có thể đánh chặn mọi mục tiêu đe dọa nước Mỹ với tỷ lệ thành công 100%. Terminal High Altitude Area Defense THAAD (thiết bị phòng thủ khu vực đầu cuối tầm cao) là một hệ thống phòng thủ do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các ...

THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến có thể đánh chặn mọi mục tiêu đe dọa nước Mỹ với tỷ lệ thành công 100%.

Terminal High Altitude Area Defense THAAD (thiết bị phòng thủ khu vực đầu cuối tầm cao) là một hệ thống phòng thủ do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo.

THAAD có khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa đạn đạo của đối phương.
THAAD có khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa đạn đạo của đối phương. (Ảnh: Business Insider).

Theo Business Insider, trong tháng 4/2013, Lầu Năm Góc đã triển khai một khẩu đội THAAD đến đảo Guam nhằm ngăn chặn hành động khiêu khích của Triều Tiên cũng như bảo vệ các khu vực khác ở Thái Bình Dương. Điểm đặc biệt của THAAD là nó không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ, thay vào đó nó sử dụng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu.

Người ta trang bị cho nó công nghệ “hit-to-kill” (truy đuổi-tiêu diệt) tiên tiến cho phép vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo bên trong hoặc bên ngoài khí quyển. Mỗi xe phóng mang theo 8 đạn tên lửa. Nó có thể phóng nhiều đạn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.

THAAD tiêu diệt mục tiêu như thế nào?

Đầu tiên, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn. Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn mất khoảng 5 phút. THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi từ 150-200km.

Sơ đồ minh họa quá trình phát hiện, theo dõi và đánh chặn của hệ thống THAAD
Sơ đồ minh họa quá trình phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. (Ảnh: Business Insider).

Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, hơn 6.300 tên lửa đạn đạo nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, NATO, Nga và Trung Quốc. Các đối tác của Mỹ trên toàn thế giới đang tìm cách để mua hệ thống đánh chặn THAAD. UAE đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên sau khi ký một thỏa thuận trị giá 3,4 tỷ USD với Bộ Quốc phòng Mỹ.

Saudi Arabia và Qatar đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống THAAD. Richard McDaniel, Phó chủ tịch chương trình Patriot Advanced Capability thuộc tập đoàn Lockheed Martin cho biết: “Chúng tôi tin sẽ đạt được thỏa thuận”.

0