28/02/2018, 15:59

Hố tử thần 50m xuất hiện sau vụ nổ vang trời rực lửa tại Nga

Tuần lộc và chó chạy trong hoảng loạn khi một vùng đất đột nhiên nổ tung như núi lửa, để lại hố khổng lồ sâu tới 50m. Hố khổng lồ vừa xuất hiện tuần trước sau một vụ nổ vang trời ở bán đảo Yamal nước Nga, được chứng kiến bởi những người chăn gia súc địa phương. Vụ nổ khiến đàn gia súc ...

Tuần lộc và chó chạy trong hoảng loạn khi một vùng đất đột nhiên nổ tung như núi lửa, để lại hố khổng lồ sâu tới 50m.

Hố khổng lồ vừa xuất hiện tuần trước sau một vụ nổ vang trời ở bán đảo Yamal nước Nga, được chứng kiến bởi những người chăn gia súc địa phương. Vụ nổ khiến đàn gia súc chạy tán loạn, Express đưa tin.


Hố xuất hiện giữa sông sau vụ nổ lớn ở bán đảo Yamal nước Nga.

Hố khổng lồ xuất hiện giữa những cảnh báo hơn 700 địa điểm trong khu vực có thể phát nổ vì phun trào khí metan từ dưới lòng đất, gây nguy hiểm cho nhà cửa và các khu công nghiệp.

Vụ nổ bất ngờ và điếc tai làm rung chuyển mặt đất, bắn nhiều tia lửa lên trời trong vài phút. Xảy ra tại ven sông, vụ nổ khiến đất đá bay lên cao, rơi xuống cả hai bên bờ sông.

Những người chăn gia súc sau đó ngay lập tức báo cho các nhà khoa học.


Những người chăn gia súc địa phương nói rằng vụ nổ như núi lửa phun trào.

Vụ nổ xảy ra được cho vì khí hậu ấm lên, khiến lớp băng vĩnh cửu tan và phát khí metan ra ngoài.

Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, chuyên gia hàng đầu của Nga về hiện tượng này, đã hủy bỏ chuyến du lịch Biển Đen của mình và vội vã đến khu vực sau vụ nổ.

Ông sử dụng dây câu cá để đo độ sâu của hố tử thần. Kết quả là hố sâu 50m. Đây được cho là hố mới nhất trong hàng loạt hố mới hình thành ở khu vực Bắc Cực của Siberia, Nga.

Một nhân chứng nói: "Nó giống như núi lửa phun trào. Tất nhiên là không có dung nham, nhưng hòn đá bay ra cũng bị nung bởi hơi nóng".

Đất đá bay lên hai bờ sông sau vụ nổ.
Đất đá bay lên hai bờ sông sau vụ nổ.

Các nhà khoa học kiểm tra khối đá lớn sau vụ nổ.
Các nhà khoa học kiểm tra khối đá lớn sau vụ nổ.

Chuyên gia dùng dây câu cá để đo độ sâu của hố.
Chuyên gia dùng dây câu cá để đo độ sâu của hố.

Tiến sĩ Anton Sinitsky, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bắc Cực, "sốc" bởi sức mạnh của vụ nổ. Ông lo ngại các vụ nổ khí metan tương tự có thể xảy ra bất cứ đâu ở bán đảo Yamal.

Alexander Mazharov, Phó thống đốc khu tự trị Yamalo-Nenets, cho biết điều quan trọng là dự đoán các vụ nổ trong tương lai. Thị trấn, làng mạc, cơ sở công nghiệp, đường ống và đường sắt đều có nguy cơ, ông cảnh báo.

Khoảng 700 địa điểm có mặt đất "phồng lên" đã được xác định có nguy cơ nổ tương tự, tờ The Siberian Times đưa tin.

"Chúng ta cần biết phải hành động thế nào vì những vụ nổ như vậy có thể xảy ra bất cứ đâu", ông nói.

0