Sức chịu đựng của con người trước gió mạnh hơn 700km/h
Các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng đường hầm cho sức gió lên đến 735 km/h để tìm hiểu sức chịu đựng của các mô và cơ bắp trên cơ thể người. Theo CNET, đường hầm gió cao 2,4 mét trang bị quạt 36 cánh nằm trong Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA ở Virginia, Mỹ. Trong đoạn phim tư liệu ghi lại thí ...
Các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng đường hầm cho sức gió lên đến 735 km/h để tìm hiểu sức chịu đựng của các mô và cơ bắp trên cơ thể người.
Theo CNET, đường hầm gió cao 2,4 mét trang bị quạt 36 cánh nằm trong Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA ở Virginia, Mỹ. Trong đoạn phim tư liệu ghi lại thí nghiệm tại đây năm 1946, đối tượng nghiên cứu ngồi trên một chiếc ghế và mỉm cười trước khi bắt đầu.
Con người có thể chịu được sức gió lên đến 735km/h mà không gặp chấn thương nặng nào.
Các nhà khoa học cho tình nguyện viên làm quen với sức gió 58km/h trong 5 phút. Sau đó, sức gió tăng dần theo thời gian. Quần áo trên người đối tượng nghiên cứu bắt đầu bay phần phật và má anh ta rung lên khi sức gió đạt 265km/h. Nhưng tốc độ này vẫn nằm dưới sức gió 280km/h của cơn bão Katrina, một trong những cơn bão nặng nề nhất từng quét qua nước Mỹ.
Nghiên cứu phát hiện con người thực sự có thể chịu được sức gió 735km/h mà không gặp chấn thương nặng ngoại trừ việc đau mặt. Trong một nghiên cứu khác diễn ra vào năm 1954, John Stapp, một sĩ quan không quân Mỹ, không chịu thương tích nào sau khi lái trực thăng trong gió mạnh 917km/h.
Đường hầm gió là nơi tiến hành nghiên cứu khí động học để tìm hiểu tác động của không khí đến những vật thể cứng hoặc con người. Theo NASA, đường hầm gió ở Trung tâm Nghiên cứu Langley đi vào hoạt động sau ba năm xây dựng với chi phí 266.000USD.