Tại sao kim cương càng lớn càng khó định giá?
Một trong những sự kiện làm chấn động thế giới trong năm 2015 đó là việc các thợ mỏ của công ty Lucara Diamond tại Botswana tìm ra viên kim cương lớn nhất thế giới (1.111-cara) trong vòng 100 năm qua. Tìm đã khó, nhưng việc định giá nó cũng không kém phần phức tạp. Là công ty chuyên về khai ...
Một trong những sự kiện làm chấn động thế giới trong năm 2015 đó là việc các thợ mỏ của công ty Lucara Diamond tại Botswana tìm ra viên kim cương lớn nhất thế giới (1.111-cara) trong vòng 100 năm qua. Tìm đã khó, nhưng việc định giá nó cũng không kém phần phức tạp.
Là công ty chuyên về khai thác đá quý mà chỉ vài người trong số các tỉ phú mới dám "vung tiền" mua, Gem Diamonds đã không ít lần rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phát hiện ra những viên kim cương quý.
Bởi việc định giá những viên đá hiếm và có kích thước lớn, theo ông Brandon de Bruin, Người phụ trách kinh doanh tại Gem Diamonds, là một việc làm vô cùng phức tạp.
Việc định giá những viên đá hiếm và có kích thước lớn là một việc làm vô cùng phức tạp.
Trong số hàng trăm triệu viên kim cương được tìm thấy từ lòng đất suốt thập kỷ qua, chỉ một vài viên có thể đạt đến kích thước 250 cara. Viên kim cương 1.111-carat được cho là lớn nhất thế giới trong vòng 100 năm trở lại đây của tập đoàn Lucara là một ngoại lệ hiếm thấy.
Dù chưa đưa ra được mức giá cuối cùng nhưng theo tính toán của nhiều chuyên gia, giá trị của nó có thể lên đến 60 triệu đô la.
Vậy việc định giá khó khăn như vậy là do đâu?
Truyền thống của thị trường
Thông thường, các công ty khai mỏ sẽ bán trực tiếp đá quý mà họ khai thác được cho các hãng khác. Những hãng này cắt chúng ra thành những viên nhỏ hơn, đánh bóng rồi bán cho các nhà buôn và các công ty kim hoàn.
Những viên kim cương mà họ từng bán đều là những viên có kích thước nhỏ hơn nhiều. Một viên kim cương với kích thước có một không hai từng được phát hiện như thế này quả là một thách thức lớn đối với cả những nhà khai mỏ.
Bởi trước nay họ không thường thuê thợ cắt riêng và cũng không biết sẽ phải mất bao nhiều để biến chúng thành những viên kim cương bóng bẩy.
Các công ty khai mỏ sẽ bán trực tiếp đá quý mà họ khai thác được cho các hãng khác.
Mặt hàng đặc biệt
Theo ông Brandon de Bruin của công ty Gem, những viên đã qua xử lí có thể bán được nhiều hơn đến 25% so với những viên thô mà trước đây công ty vẫn thường bán cho các công ty chế tác khác.
Dù đã từng tự thử nghiệm cắt và đánh bóng một số đá quý mà mình khai thác được để có thể phân tích quá trình chuyển đổi những viên đá quý màu grey ở dạng thô thành những món trang sức hoàn hảo nhưng Gem Diamonds không muốn mở rộng hoạt động này thêm nữa.
Nguyên nhân là do các nhà khai thác sẽ dễ dàng bán và tiêu thụ được nhanh hơn khi các viên đá quý ở dạng thô. Minh chứng cụ thể là không ít những viên kim cương sau khi đã được chế tác hoàn hảo rồi nhưng phải mất đến vài năm mới có thể tìm được người mua với giá hợp lí.
Gem Diamonds cho biết, chỉ trong vòng quý ba của năm, công ty này đã bán nhanh gọn được 13 viên đá quý thô được khai thác từ mỏ Letseng, mỗi viên trị giá đến 1 triệu đô la.
Những viên đá quý cỡ bự
"Trước khi Gem đi vào hoạt động, thế giới chưa từng được nghe hay biết đến những viên đá quý lớn như thế này", ông William Lamb, Giám đốc điều hàng của công ty Lucara ở Vancouver cho biết. "Chính Gem đã mở đường cho chúng tôi tạo ra thị trường đá quý cỡ bự".
Là một mặt hàng đặc biệt, kim cương không được bán trên sàn giao dịch và việc mua bán chúng trên thị trường không dễ dàng như các sản phẩm khác.
Kim cương không được bán trên sàn giao dịch và việc mua bán chúng trên thị trường không dễ dàng.
Kể từ khi viên kim cương lớn nhất (3.106 -cara) được tìm thấy tại Nam Phi vào năm 1905, đã có hàng tá các viên kim cương cỡ bự khác được phát hiện trong vòng thập kỷ qua, và đặc biệt là kể từ khi Lucara chính thức khai mỏ tại Botswana vào năm 2012.
Vậy, việc đưa ra những phân tích và định giá cho "kiệt tác dưới lòng đất" này dù khó khăn những cũng sẽ giúp thiết lập một chuẩn mực định giá nhất định cho những phát hiện sau này.
Giá kim cương trên thị trường sụt giảm
Vài năm trở lại đây, nhu cầu kim cương trên thị trường thế giới có dấu hiệu chững lại. Một phần nguyên nhân là do sự suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc, thị trường tiêu thụ 16% nhu cầu kim cương toàn cầu.
Thậm chí, giá bán đá quý thô đã giảm khoảng 18% trong năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Với quá nhiều rủi ro cho một thị trường mà nhu cầu của người tiêu dùng không những không tăng mà còn giảm mạnh như hiện tại, thì việc định giá một món đồ xa hoa bậc nhất như thế này đương nhiên là một thách thức không hề nhỏ.