31/03/2021, 14:36

Sự tích hồ Gươm - Bài 2

Hướng dẫn soạn bài: Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân. Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): - ...

Hướng dẫn soạn bài:


Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.


Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


- Lê Lợi không trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ "Thuận thiên" khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.
- Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:
+ Gươm thần: sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.
+ "Thuận thiên": thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.


Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Sức mạnh gươm thần với nghĩa quân: Nhuệ khí chiến đấu tăng lên, đánh đâu thắng đó, chuyển sang thế chủ động tấn công.


Câu 4* (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thanh bình. Khi Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân", nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống luôn.


Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm:


- Giải thích tên gọi Hồ Gươm, tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
- Đề cao, suy tôn vai trò Lê Lợi.
- Thể hiện khát vọng hòa bình, hạnh phúc của quần chúng nhân dân.


Câu 6* (trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương, Sự tích thành Cổ Loa,...
- Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, tình cảm, trí tuệ nhân dân. Là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.


Luyện tập:


Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người "minh chủ" mà nhân dân lựa chọn.


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì lưỡi gươm từ nước, chuôi từ đất, chuôi và lưỡi kết hợp thể hiện sức mạnh trên non dưới biển --> muốn thắng lợi phải có sức mạnh mọi miền, nhân dân một lòng. Biểu tượng cho sứ mạng cầm chuôi của Lê Lợi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.


Câu 3* (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


Việc trả gươm ở Thăng Long là ngụ ý: vua phải trị nước trong thời bình để "thuận thiên", hai không gian là hai thời kỳ, hai sứ mệnh của Lê Lợi.


Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):


- Định nghĩa: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

- Những truyền thuyết đã học: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

Sự tích hồ Gươm  - Bài 2
Sự tích hồ Gươm - Bài 2
0