Sự tích Đức Phật Di Lặc

Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp nối ngôi Phật Thích Ca . Tuy nhiên số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trong trời đất hóa thân trong mười phương mà thuyết pháp độ chúng sinh. Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh. (Đọc thêm Sự tích Đức Phật ...

Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp nối ngôi Phật Thích Ca. Tuy nhiên số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trong trời đất hóa thân trong mười phương mà thuyết pháp độ chúng sinh. Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh.

(Đọc thêm Sự tích Đức Phật A Di Đà)

Phật Di Lặc chính là biểu tượng của hạnh phúc trọn vẹn. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc.

Mỗi con đường đến với Phật pháp đều vô cũng chông gai gian khổ, vậy để tìm hiểu thêm về vị Phật này các bé hãy cùng theo dõi sự tích Phật Di Lặc sau đây nhé.

Ngày xửa ngày xưa tại một nước Lương nọ, đời Ngũ Quý, tại Phụng hóa Châu Minh, có một vị hòa thượng thân hình khác người, trán nhăn bụng lớn và hình vóc mập mạp. Chẳng biết vị hòa thượng này đến từ đâu, tên họ là gì, chỉ thấy ông thường mang theo một cái túi vải và một chiếc gậy tích trượng nên mọi người gọi ông là Bố Đại Hòa Thượng. Hòa thượng tính rất đỗi khôi hài, ban ngày đi lưu lạc không cỗ định, ông đi đâu rồi cũng trở về chùa Nhạc Lâm.

Mỗi lần đi đường là xung quanh ông lại có 18 đứa trẻ con vây xung quanh mà vui đùa, ông cứ nhoẻn miệng cười mãi. Mọi người cho ông những vật gì, khi ăn xong, còn lại bao nhiêu đều gói bỏ vào chiếc túi vải bên hông.

Có một lần, Hòa thượng gặp thầy Sa Môn, ông vỗ vai một cái làm cho thầy giật mình, thầy Sa Môn mới ngó hỏi:

- Hòa thượng có việc gì thế?

Ông liền giơ tay nói:

- Ngươi cho ta xin một đồng tiền.

Thầy Sa Môn bèn nói:

- Nếu tôi hỏi một câu mà Hòa thượng trả lời được thì tôi sẽ cho hòa thượng.

Nghe thế hòa thượng đặt chiếc túi xuống, chấp tay một bên rồi lấy túi đeo lên quay người bỏ đi. Một lần nọ lại có một ông Tăng hỏi ông:

- Hòa Thượng người đang ở trong đám đông làm gì vậy?

- Ta đang đợi một người - Hòa thượng đáp.

Ông Tăng tò mò:

- Hòa thượng đợi ai thế?

Vị hòa thượng bèn lấy từ trong túi lấy một trái quýt đưa cho ông Tăng, ông Tăng vừa giơ tay chưa kịp lấy thì Hòa thượng rụt tay lại mà bảo:

- Ngươi không phải người ta đang chờ.

Thế rồi hòa thượng quay lưng bỏ đi. Lại một lần khác, ông Tăng thấy hòa thượng đứng giữa ngã tư chợ, an nhiên quan sát thì sinh ra tò mò, ông Tăng mới tiến lại gần hỏi:

- Hòa thượng ở đây làm gì thế?

Hòa thượng liền đáp:

- Ta đi hóa duyên

- Hóa duyên sao lại giữa chốn ngã tư đông đúc thế này? - ông Tăng thắc mắc.

Ngài trả lời:

- Ngã tư chính là chỗ Ta muốn hóa duyên.

Ông Tăng chưa kịp hỏi câu tiếp theo thì hòa thượng đã cầm túi vải lên rồi cười ngất mà đi. Có rất nhiều người tò mò về cái túi vải của hào thượng nhưng vị hòa thượng không bao giờ trả lời mà chỉ lẳng lặng chấp tay bỏ đi. Hòa thượng đi tới đâu thì mọi người vui vẻ, cười nói xum xuê, hào thượng vào quán nào thì quán đó buôn bán đắt đỏ, nên người ta cứ hễ thấy ông là tranh nhau đón tiếp.

Ngày mưa, hòa thượng đi guốc cao gót, nằm ngửa trên cái cầu to, co chân lên thì tự nhiên mưa tan, mặt trời lại hé ra, nắng lại lên ấm áp. Còn hễ trời nắng, ngài đi đôi dép cỏ là trời mưa. Hòa thượng hay lui đến nhà một nông phu nọ ăn cơm, có một hôm người vợ thấy vậy nổi giận nói:

- Việc ruộng nương lo còn chưa xuể, sao mà nuôi được tên Hòa thượng điên kia hoài?
Hòa thượng nghe thế thì liền đem cơm đổ dưới gốc cây dâu ở bên nhà rồi bỏ đi. Bỗng dưng cơm ấy bỗng hoàn lại trong nồi người nông phu, hai vợ chồng kinh hãi cùng nhau đi tìm hòa thượng mà xin sám hối.

Khi hòa thượng ở Mân Trung, làm nhiều việc kì thần, nên có một người cư sĩ họ Trần cảm phục mời hòa thượng về nhà mà đãi rất cẩn trọng. Được vài bữa thì hòa thượng lên đường đi, trước khi đi Trần cư sĩ ngỏ lời muốn biết danh tính quê quán của hòa thượng. Hòa thượng đáp:

- Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ rằng Ta chính là họ Lý, sanh ngày mùng tám tháng hai. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải này mà để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết.

Trần cư sĩ nghe vậy thì thưa:

- Hòa thượng à, thế gian lắm điều thị phi, người đi đâu đối đáp cho hợp lí kẻo mang tiếng thị phi.

Hòa thượng cười mà rằng:

- Ghét thương phải quấy biết bao là,

Xét nét lo lường giữ lấy ta;

Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục,

bửa hằng thong thả phải tiêu ma;

Nếu người tri kỷ nên y phận,

Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa;

Miễn tấm lòng này không quái ngại,

Tự nhiên chứng đặng "Lục ba la"

Ông Trần cư sĩ lại hỏi rằng:

- Hòa thượng người có pháp hiệu hay không?

Hòa thượng đáp:

- Ta có chiếc túi vải này, rộng lớn vô biên, mở ra là thấy mười phương cõi lạc, ung dung tự tại.

Trần cư sĩ thắc mắc:

- Thế Hòa thượng có hành lí mang theo không?

Ngài cười mà nói rằng:

- Ta chỉ có thân này, cơm ăn vạn nhà, ngao du thiên hạ, đâu vướng bận những phàm tục trần thế?

Ông Trần cư sĩ nghe thế thì cảm phục lắm, ông kính cẩn:

- Đệ tử không tinh thông phật pháp, vậy làm thế nào để thấy Phật đây?

Hòa thượng bèn đáp:

- Phật chính là tâm mình vậy, tâm thiện chính là Phật trong lòng, các người có đi khắp nơi cũng không bằng tấm lòng chân thật hướng thiện.

Cư sĩ gật đầu hiểu chuyện:

- Cảm tạ ngài đã khai thông, lần này ngài đi nên ở nơi đình chùa, đừng ở nhà thế gian mà sinh phiền não.

Hòa thượng bèn đáp:

- Ta lấy bốn phương làm nhà, người kia tâm linh rõ ràng thì không thể tạo ngược, chúng sinh là con trời, gieo nhân ắt gạp quả.

Trần cư sĩ nghe thế thì nể phục, lại rất cóc ảm tình, bèn thưa:

- Xin hòa thượng ở lại nhà tôi một đêm dùng cơm chay với tôi, đệ tử hết lòng cung kính mong người từ bi ai nạp.

Hòa thượng gật đầu đồng ý, sáng ra hào thượng dậy từ sớm bỏ đi, trước khi đi òa thượng viết một bài kệ dán trên cửa:

Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất;
Chẳng vẽ cũng chẳng tô,
Không chạm cũng không khắc;
Chẳng có chút đất bùn,
Không phải màu thể sắc;
Thợ vẽ, vẽ không xong,
Kẻ trộm, trộm chẳng mất;
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vặc vặc;
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.

Hòa thượng đến quận Tứ minh thì hay giao du với ông Tưởng Tôn Bá, hai người như bạn lâu năm mà thân thiết. Hòa thượng khuyên Tưởng Tôn Bá nên niệm câu chú mỗi ngày: "Ma ha bát nhã ba la mật đa". Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ. Một ngày nọ hai người cùng tắm dưới khe Trường Đinh, ông Ma Ha mới nhìn thấy lưng hòa thượng có 4 con mắt rực rỡ chói sáng thì ngạc nhiên hết sức bèn thốt lên:

- Hòa thượng đúng là một vị Phật tái thế.

Hòa thượng liền bảo:

- Người chớ tiết lộ ra ngoài, ta và ngươi đã kết thân 4 năm rồi, nay đã đến lúc ta phải đi, vậy ta hỏi ngươi có muốn giàu sang hay không?

Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng:

- Giàu sang như mây trôi gió cuốn, không bền chắc được, tôi chỉ mong con cháu tôi đời đời viên mãn.

Hòa thượng thò tay vào túi móc ra một chiếc túi nhỏ đưa cho Ma Ha cư sĩ căn dặn ông phải giữ gìn cho kĩ cũng như hậu vận của ông. Ma Ha cư sĩ chưa hiểu gì thì hòa thượng đã bỏ đi, vài bữa sau hòa thượng quay lại bảo:

- Nhà ngươi có hiểu ý ta hay không?

Ma ha cư sĩ cung kính mà thưa rằng:

- Thưa ngài, tôi nghĩ mãi mà vẫn chưa tỏ tường được.

Hòa thường cười đáp:

- Ta muốn cho con cháu nhà ngươi sau này cũng như mấy vật của ta cho đó vậy.
Thế rồi hòa thượng từ giã đi. Quả nhiên về sau con cháu Ma Ha được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời.

Ngày mồng ba tháng ba năm thứ ba niên hiệu Trịnh Minh, hòa thượng không chút bệnh tật, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. Có một ông Trấn Đình trước kia hay giật túi vải của hòa thượng mà đốt, cứ đốt xong hôm sau lại thấy cái túi vải vẫn y nguyên trên người hào thượng thì kinh hãi, để tỏ lòng hối lỗi ông Trấn Đình lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, nhưng khi khiêng quan tài đi chôn thì bao nhiêu người cũng không khiêng nổi. Trong mấy người đó có một người họ Đồng ngày thương tỏ lòng tôn kính hòa thượng trọng hậu, bèn đi mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài thì đến khi khiêng, số người vẫn như đó mà khiêng nhẹ bỗng. Mọi người thấy thế thì cung kính muôn phần.

Dân chúng tỏ lòng mến mộ bèn cùng nhau xây tháp cho Ngài ở núi Phong Sơn, nơi mà trước kia Ngài từng ngự, có chỗ để tích Trượng, chỗ để bình bát của Ngài. Những chỗ sâu, cạn, chỗ lớn chỗ nhỏ đều có nước đầy ắp, dẫu trời hạn thì cũng chưa bao giờ khô cạn.

0