Sự tích Cao Lãnh

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm” Đồng Tháp Mười ngoài ruộng lúa phì nhiêu và cá tôm lấp lánh, sen nở bạt ngàn, còn có sự tích về một địa danh mà không hẳn ai cũng biết, đó là: Cao Lãnh. Hồi trước có cặp vợ chồng Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh, ...

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”

Đồng Tháp Mười ngoài ruộng lúa phì nhiêu và cá tôm lấp lánh, sen nở bạt ngàn, còn có sự tích về một địa danh mà không hẳn ai cũng biết, đó là: Cao Lãnh.
Hồi trước có cặp vợ chồng Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh, từ miền trung đến đây lập nghiệp. Sau mấy năm chí thú làm ăn, gia cư ông Lãnh khá khang trang. Tính tình ông chính trực ngay thẳng nên được dân làng cử làm chức câu đương, một chức danh để phân xử những vụ tố tụng trong làng.

Ông bà Lãnh trồng một vườn quít. Hàng xóm thường tụ tập đến đây để đổi chác, mua bán. Lâu ngày chỗ ấy thành chợ. Đó là chợ Cầu Ông Lãnh ngày nay.

Đến năm Canh Thìn (1820) , nạn dịch tả hoành hành rất dữ. Dân chúng trong lành bị bệnh , chết rất nhiều. Xóm làng chợ búa trở nên vắng vẻ, ảm đạm. Thuở ấy, chưa có thuốc men như bây giờ nên người ta cho rằng bệnh dịch tá là do trời đất, thần thánh gây ra để quở phạt dân làng. Ông Lãnh cũng không suy tư gì hơn quan niệm đương thời nên ông lập bàn thờ giữa sân chợ để khấn vái xin trời đất, thần thánh giúp dân thoát khỏi tình cảnh chết chóc bệnh hoạn ấy. Điều đáng nói là hai ông bà nguyện thế mạng mình để cầu cho dân chúng thoát cảnh đau thương.

Cúng xong , hai ông bà ăn chay ba bữa. Đến sáng hôm thứ tư thì bà Lãnh mắc bệnh. Đến tối bà qua đời. Đang lo việc an táng cho bà thì ông lại phát bệnh và cũng ra đi đột ngột. Nhân dân trong làng lo việc chôn cất ông bà xong thì bệnh dịch tá cũng tự dứt luôn. Mọi người trở lại cuộc sống an nhàn như cũ. Do vậy, họ cho rằng nhờ vợ chồng ông Lãnh thế mạng nên cứu được chúng dân. Để tưởng nhớ công ơn, dân làng lập miếu ngay trên ngôi mộ của hai ông bà, tại làng Mỹ Trà bên bờ kinh Thầy Khâm để thờ phụng, gọi là miếu ông Chủ Chợ.

Chợ vườn quít từ đó được gọi theo tên ông. Vì tên tục của ông là Lãnh, lại làm chức cầu đương, nên dân chúng thường gọi là Câu Lãnh và chợ gọi là chợ Câu Lãnh, chợ Câu Lãnh ngày càng thịnh vượng và người đến mua bán lại đọc trệch Câu Lãnh thành Cao Lãnh nên tên Cao Lãnh được dùng từ đó.

Nguồn: Truyện cổ tích Chọn lọc

0