03/06/2018, 00:17

Sự thật Tác dụng của cây rau tía tô

Tía tô là một là cây rau được dùng nhiều trong các bữa ăn, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn với những món bún chả, cháo, món ốc, đậu khuôn,… Không chỉ vậy, lá tía tô còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Sau đây là những Tác dụng của cây rau tía ...

Tía tô là một là cây rau được dùng nhiều trong các bữa ăn, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn với những món bún chả, cháo, món ốc, đậu khuôn,… Không chỉ vậy, lá tía tô còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Sau đây là những Tác dụng của cây rau tía tô mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mời bạn cùng đón xem! 

Tác dụng của cây rau tía tôTác dụng của cây rau tía tô

Tía tô là một dạng cây thảo, cao khoảng 0,5-1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông li ti.Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.

Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây) 

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Những bài thuốc chữa bệnh từ rau tía tô

Chữa cảm lạnh
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Chữa ăn phải cua độc
Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

Chữa đau bụng, đầy chướng
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Chữa bệnh gút
Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào. Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ rồi uống liền. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Ngoài ra lá tía tô có tác dụng làm ẩm da, tăng cường sự trao đổi chất ở da cũng như làm dịu da nhanh chóng nên đặc biệt tốt cho người da khô. Về tác dụng làm trắng da thì ở Nhật người ta rất chuộng sử dụng tía tô. Họ uống nước tía tô hàng ngày hoặc thường xuyên tắm nước tía tô. Cách này vừa bảo vệ da, vừa làm cho làn da thêm tươi mịn, hạn chế vết nám má, tàn nhang, vết nhăn… Uống nước tía tô thường xuyên giúp tẩy tế bào chết, cải thiện da khô, làm mềm da và chống lão hóa da.

  • Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, phơi cho khô rồi đem pha như trà uống bình thường. Nước trà tía tô có vị thơm nên cũng dễ uống.
  • Cách uống: Bạnu nên uống vào những ngày trời mát hoặc trời lạnh vì lá tía tô làm cơ thể nóng lên để giải cảm. Uống từ từ, một lát lại nhấp 1 – 2 ngụm. Theo đó, những dưỡng chất có trong nước tía tô sẽ ngầm vào người từ từ, dần làm trắng da cho bạn.

Trên đây là những Tác dụng của cây rau tía tô mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc để hiểu rõ hơn về loại rau này. Bạn nên trồng nhiều rau tía tô trong sân vườn của mình, không chỉ là một loại rau có ích mà nó còn là vị thuốc cần thiết khi gia đình bạn có người bị bệnh. 

Xem thêm:

  • Tác dụng cây mã đề : https://tacdungcua.net/p/8-tac-dung-cua-cay-bong-ma-de.html
  • Tác dụng cây giảo cổ lam : https://tacdungcua.net/p/4-tac-dung-cua-cay-giao-co-lam.html
  • Tác dụng cây cỏ ngọt : https://tacdungcua.net/p/tac-dung-cua-cay-co-ngot.html
  • Tác dụng của cây cỏ sữa : https://tacdungcua.net/p/nhung-tac-dung-cua-cay-co-sua.html
  • Tác dụng cây dương xỉ : https://tacdungcua.net/p/tac-dung-cua-cay-duong-xi.html
0