Sự thật tác dụng của cây rau mầm
Rau mầm là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau khác mang tới nhiều dinh dưỡng cho mọi người. Không chỉ vậy rau mầm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Sau đây bài viết tác ...
Rau mầm là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau khác mang tới nhiều dinh dưỡng cho mọi người. Không chỉ vậy rau mầm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Sau đây bài viết tác dụng của cây rau mầm sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn, mời bạn cùng đón xem!

RAU MẦM LÀ GÌ?
Rau mầm là loại rau sạch. Thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh,đậu đỏ… Do rau mầm là loại rau non nên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau mầm rất cao khoảng 5 lần rau thông thường. Mùi vị của rau mầm cũng thơm ngon hơn các loại rau thông thường.
Rau mầm chủ yếu được chia làm 2 loại:
- Rau mầm trắng: được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là: giá đỗ xanh, giá đậu tương, mầm cỏ linh lăng…
- Rau mầm xanh: được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng nên thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu, đỗ…
Giá trị dinh dưỡng của rau mầm:
- Rau mầm có chứa nhiều loại vitamin (vitamin B, C, E,…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Ví dụ: trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu.
- Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU MẦM
1. Tốt cho tiêu hoá
Hạt ngũ cốc nảy mầm nguyên hạt sẽ làm giảm lượng tinh bột và tăng giá trị dinh dưỡng của hạt. Hạt nảy mầm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng nhẹ như vitamin C, carotenoids và protein so với hạt loại khác nảy mầm.
Theo Đại học Davis, California, hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Cấp độ cao hơn của enzyme amylase trong hạt nảy mầm tốt cho tiêu hóa carbohydrate thành đường. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
2. Kiểm soát đường trong máu
Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của “Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Tham gia nghiên cứu, những người tiêu thụ 10 gram mầm bông cải xanh mỗi ngày trong 4 tuần cho kết quả mức độ insulin thấp hơn.
3. Rau mầm từ lạc giúp giảm cân
Sau khi nảy mầm, thành phần protein trong hạt lạc sẽ phân giải thành các axit amin giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Lượng vitamin cũng tăng cao trong khi hàm lượng chất béo giảm đi rất nhiều so với khi còn nguyên hạt.
Loại rau mầm này còn giúp chống lão hoá tế bào, làm giảm huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng nghẽn mạch máu não.
4.Rau mầm hạt cải kích thích ăn ngon, giảm mệt mỏi
Ngoài giàu hàm lượng vitamin C, sắt và canxi rất tốt cho cơ thể, vị cay ngọt nhẹ của loại rau mầm từ hạt cải có tác dụng kỳ diệu trong việc kích thích vị giác, tăng cường tiêu hoá và giảm mệt mỏi.
5. Chống lão hóa, làm đẹp da
Vitamin C và vitamin E dồi dào trong rau mầm còn có tác dụng giúp da mịn màng, khỏe mạnh. Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực.
Giới thiệu website http://naototnhat.com/
RAU MẦM NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này. Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống…
Hơn nữa, không nên ăn những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều. Khi chúng ta sản xuất tự túc rau mầm thì chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được rau mầm, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
CÁCH CHỌN VÀ CHẾ BIẾN RAU MẦM
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do thời gian nuôi trồng rất ngắn 5 – 7 ngày nên các hoạt chất bảo quản hạt chưa đủ thời gian tiêu hủy hoặc chính từ đặc tính sinh học của hạt giống.
Một số cơ sở sản xuất rau mầm thường dùng chất kích thích tăng trưởng để ngâm cho hạt nảy mầm nhanh, cho cây mập hoặc hòa chất này vào nước tưới mỗi ngày. Trong trường hợp này rau không có đủ thời gian để giải phóng được các hoá chất tồn dư nên độc hại.
Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 – 5oC, tối đa 3 – 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 – 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.
Với bài viết: tác dụng của cây rau mầm hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích mà cây rau mầm mang đến. Chúc bạn vui vẻ!
Xem thêm :
- Hoa nguyệt quế có tác dụng gì >> https://cotacdunggi.com/p/hoa-nguyet-que.html
- Tinh dầu quế có tác dụng gì >> https://cotacdunggi.com/p/tinh-dau-que.html
- Rau húng có tác dụng gì >> https://cotacdunggi.com/p/la-rau-hung-que.html
- Ăn nho có tác dụng gì >> https://cotacdunggi.com/p/qua-nho.html
- Uống mũ trôm có tác dụng gì >> https://cotacdunggi.com/p/uong-mu-trom.html