Sự khác biệt về biểu cảm khuôn mặt lúc đau đớn và... cực khoái giữa các nền văn hóa
Nếu đối tác của bạn bỗng cười nhếch mép trong khi đang cực khoái, bạn sẽ làm gì? Thực ra, với người phương Đông mà cụ thể là Đông Á, biểu cảm này là hoàn toàn bình thường. Nhưng với văn hóa phương Tây, qua những gì chúng ta từng thấy trên phim ảnh, thì biểu cảm này lại được xem là có phần kỳ ...
Nếu đối tác của bạn bỗng cười nhếch mép trong khi đang cực khoái, bạn sẽ làm gì? Thực ra, với người phương Đông mà cụ thể là Đông Á, biểu cảm này là hoàn toàn bình thường. Nhưng với văn hóa phương Tây, qua những gì chúng ta từng thấy trên phim ảnh, thì biểu cảm này lại được xem là có phần kỳ quặc.
Theo trang tin Motherboard, đó là một trong những phát hiện của một nghiên cứu mới được xuất bản gần đây về biểu cảm khuôn mặt khi cực khoái và đau đớn trong các nền văn hóa khác nhau. Các nhà nghiên cứu đến từ các đại học tại Vương quốc Anh và Tây Ban Nha đã sử dụng machine learning, phân tích lý thuyết, và thử nghiệm nhận thức con người để tìm hiểu liệu mọi người có nhìn nhận sự đau đớn và thoải mái đang biểu hiện trên khuôn mặt những người khác theo những cách như nhau hay không.
Biểu cảm khuôn mặt khi cực khoái và đau đớn trong các nền văn hóa khác nhau.
Carlos Crivelli, một trong các tác giả nghiên cứu và là giảng viên khoa tâm lý học tại Đại học De Montfort ở Leicester (Anh), cho biết khởi điểm của nghiên cứu của họ xuất phát từ một câu hỏi: Có phải tất cả chúng ta đều đồng ý với ý nghĩa của những biểu cảm khuôn mặt khác nhau không?
Câu trả lời ngắn gọn của ông là "Không".
Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu quan sát có được về biểu cảm khuôn mặt ở khắp các nền văn hóa với dữ liệu mới thu thập được từ các thử nghiệm nhận thức con người trong phòng thí nghiệm. Các nhà quan sát đến từ các nền văn hóa phương Tây và Đông Á đã được cho xem hình ảnh các khuôn mặt giả lập do máy tính tạo ra với nhiều biểu cảm khác nhau, và được hỏi rằng các chuyển động khuôn mặt có trùng khớp với nhìn nhận của họ về "đau đớn" hay "cực khoái" hay không, và khuôn mặt đó biểu cảm giống thực tế đến mức nào (từ "rất kém" đến "rất giống").
Biểu hiện khuôn mặt ở hai trạng thái "đau đớn" và "cực khoái" ở người phương Tây.
Ngược lại với suy nghĩ chung và các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cơn đau và cực khoái khác biệt về mặt vật lý (sự vận động cơ mặt) lẫn cảm nhận trong mỗi nền văn hóa - cụ thể, khuôn mặt mọi người khi đạt một cơn cực khoái không giống như khuôn mặt của họ khi đang trong một cơn đau.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong khi biểu cảm đau đớn được đánh giá là tương đồng giữa các nền văn hóa, thì sự khác biệt lớn trên khuôn mặt sẽ xuất hiện khi cực khoái. Với người phương Tây, mắt họ sẽ mở to, còn với người Đông Á, họ sẽ cười.
Biểu cảm khuôn mặt của người phương Tây (hai hình bên trái) và người Đông Á (hai hình bên phải).
"Những phát hiện này dường như khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bởi theo lẽ thường tình, người ta sẽ nói rằng chúng tôi có thể đọc được cảm xúc trên khuôn mặt họ như đọc một cuốn sách vậy" - Crivelli nói - "Điểm quan trọng ở đây là con người có xu hướng hình thành những lập định tinh thần vững chắc và đồng thuận rằng mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình, với những hệ quả quan trọng đối với hành vi con người... Dữ liệu từ nghiên cứu của chúng tôi không khẳng định rằng hành vi khuôn mặt truyền tải những thông điệp cảm xúc như nhau trên toàn thế giới. Văn hóa và sinh học đóng một vai trò lớn trong việc định hình sự đa dạng mà chúng tôi phát hiện ra".
- Mặt người có thể biểu cảm tới 21 sắc thái
- Ý nghĩa cảm xúc của nét mặt cũng mang đặc trưng văn hóa