Đề kiểm tra giữa học kỳ I Sinh học 11: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là?
Đề kiểm tra chất lượng giữa kì 1 lớp 11 môn sinh mới nhất năm học 2018-2019: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào? I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (18 câu) Câu 1: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở A. màng ngoài. B. màng trong. C. chất nền (strôma). ...
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (18 câu)
Câu 1: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. màng ngoài. B. màng trong. C. chất nền (strôma). D. tilacôit.
Câu 2: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
A. NO3– → NO2– → NH2.
B. NO3– → NO2– → NH3.
C. NO2–→ NO3–→ NH4+.
D. NO3– → NO2– → NH4+.
Câu 3: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3) và (6). B. (3), (4) và (5). C. (1), (4) và (5). D. (1),(4) và (6).
Câu 4: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
B. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
C. Lực đẩy (áp suất rễ)
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
Câu 5: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt như giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: Bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm. bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5 hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ cả 4 bình đề tăng. II. Nhiệt độ ở bình I cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm. IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A.2. B.4. C.3. D.1.
Câu 6: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 7: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3– thành NO2–. B. NH4+ thành NO2–. C. NO3– thành NH4+. D. NO2– thành NO3–.
Câu 8: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là:
A. Cân bằng khoáng cho cây B. Làm giảm lượng khoáng trong cây
C. Tăng lượng nước cho cây D. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
Câu 9: Trong các nhận định sau :
(1) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3–.
(2) NH4+ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: Amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.
(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.
(4) Trong cây, NO3– được khử thành NH4+ .
(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.
Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 10: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích động).
Câu 11: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
A. Trao đổi chất của tế bào. B. Građien nồng độ chất tan.
C. Cung cấp năng lượng. D. Hiệu điện thế màng.
Câu 12: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Axitamin và vitamin B. Amit và hooc môn
C. Xitôkinin và ancaloit D. Nước và các ion khoáng
Câu 13: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP).
B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ khử APG thành AlPG.
C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ cố định CO2.
D. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ cố định CO2.
Câu 14: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?
A. Mg 2+ B. Fe 3+ C. Na + D. Ca 2+
Câu 15: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:
A. Gian bào và màng tế bào. B. Gian bào và tế bào chất.
C. Gian bào và tế bào biểu bì. D. Gian bào và tế bào nội bì.
Câu 16: Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 17: Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như: Dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
(3) Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4).
Câu 18: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
II.PHẦN TỰ LUẬN( 3câu)
Câu 1: Trình bày quá trình cố định ni tơ theo con đường sinh học? ( 1điểm)
Câu 2 : So sánh sự giống và khác nhau trong pha tối quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM về : Nhóm thực vật, chất nhận CO2, sản phẩm đầu tiên, thời gian cố định CO2.( 2điểm)
Câu 3: Tại sao hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp? ( 1điểm)
Đáp án:
1 | C | 10 | D |
2 | D | 11 | C |
3 | B | 12 | D |
4 | D | 13 | D |
5 | A | 14 | A |
6 | C | 15 | B |
7 | C | 16 | B |
8 | D | 17 | B |
9 | A | 18 | A |
II.Tự luận:
Câu 1:
– Cố định nitơ bằng con đường sinh học là quá trình cố định nitơ có sự tham gia của vi sinh vật (0,5 điểm)
– Quá trình cố định: Sự tham gia của vi sinh vật ký sinh, enzim nitrogenaza bẻ gẫy liên kết 3 trong phân tử nitơ để nitơ kết hợp với hydro tạo NH3, trong môi trường nước, tạo NH4+. (0,5 điểm)
Câu 2:
* Giống nhau: Đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cácbonhydrat, axít amin. protein, lipit….
*Khác nhau :
Nhóm thực vật
Chỉ tiêu so sánh |
Thực vật C3 |
Thực vật C4 |
Thực vật CAM
|
Nhóm thực vật | Phân bố rộng trên trái đất: Rêu, cây thân gỗ… | Sống ở vùng nhiệt đới, cân nhiệt: Ngô, rau dền, mía… | Sống vùng sa mạc, nhiệt độ ban ngày cao: Thực vật mọng nước (xương rồng, thanh long…) |
Chất nhận CO2 |
Ri – 1,5 dP (Ribunozơ-1,5 đi phốt phát) |
PEP (Phốt pho Enol piruvic) |
PEP (Phốt pho Enol piruvic) |
Sản phẩm đầu tiên |
APG (3C) (Axit phốt pho glixêric); |
AOA(4C) (Axít malíc) |
AOA(4C) (Axít malíc) |
Thời gian cố định CO2 | Một giai đoạn xảy ra vào ban ngày | Hai giai đoạn xảy ra vào ban ngày | Một giai đoạn xảy ra vào ban đêm, một giai đoạn xảy ra vào ban ngày. |
Câu 3: – Xảy ra đối với thực vật C3, khi cường độ ánh sáng cao, nồng độ CO2 thấp hơn nồng độ O2 khoảng 9 – 10 lần.(0,5 điểm)
– Enzim cacboxilaza chuyển hóa thành ôxigenaza, ô xi hóa ribulozơ- 1.5 đP thành CO2 từ lục lạp – peroxixom – ti thể à Gây lãng phí sản phẩm quang hợp( 0,5 điểm)