25/04/2018, 17:03

Sự hình thành các tổ chức độc quyền...

Sự hình thành các tổ chức độc quyền. Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng. Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy ...

Sự hình thành các tổ chức độc quyền. Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng.

Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản.
Ở Pháp, ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn.
Công ti “Snây-đơ Crơ-dô” nắm các nhà máy quân sự ở Crơ-dô và các
nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng
trong nước. “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công ti khác
độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do
3 công ti lớn nắm. Hai công ti “Xanh Gô-ben” và “Cu-man” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hoá chất.
Ở Đức, công ti than Ranh – Vét-xpha-len (thành lập năm 1893) đã kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua – vùng công nghiệp lớn nhất của Đức, và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước.
Sự tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng. Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh trong cả nước. Với số vốn khổng lồ, nhiều chủ ngân hàng không chỉ là người cho vay mà còn có thể tham gia vào hoạt động của các xí nghiệp, tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. Các nhà tư bản tài chính còn đẩy mạnh việc xuất khẩu tư bản bằng cách chuyển vốn ra đầu tư sang các nước kém phát triển hoặc thuộc địa để khai thác nguyên liệu, sử dụng nhân công rẻ mạt hoặc đem cho vay để thu được nhiều lãi.
Năm 1900, nước Anh đầu tư ra bên ngoài 2 tỉ livrơ xtécling ; đến năm 1913, lên gần 4 tỉ. Năm 1899, tiền lãi của số vốn xuất khẩu là 90 triệu livrơ xtécling, đến năm 1912 lên tới 176 triệu. Thị trường đầu tư chủ yếu của nước Anh là các thuộc địa và một số nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, các nước Mĩ Latinh…
Các thuộc địa có vai trò quan trọng đối với các đế quốc, là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, cung cấp binh lính cho những cuộc chiến tranh… Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến những cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thuộc địa.
Sự ra đời các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội: giữa các nước đế quốc với nhau, giữa đế quốc với nhân dân thuộc địa, giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản… càng trở nên sâu sắc. Tình hình đó dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội nhằm thủ tiêu ách áp bức, bóc lột, giải phóng nhân dân lao động.

0