03/06/2018, 16:47

Sự động dục ở bò và kỹ thuật phát hiện động dục

Sự động dục ở bò cái Khi bò cái tơ bắt đầu thành thục sinh dục, các buồng trứng bắt đầu có chức năng hoạt động theo chu kỳ, chu kỳ này bao gồm các sự kiện chuẩn bị cho việc phối giống, thụ thai và mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra chu kỳ lại được lặp lại để chuẩn bị cho một chu kỳ phối ...

Sự động dục ở bò cái

Khi bò cái tơ bắt đầu thành thục sinh dục, các buồng trứng bắt đầu có chức năng hoạt động theo chu kỳ, chu kỳ này bao gồm các sự kiện chuẩn bị cho việc phối giống, thụ thai và mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra chu kỳ lại được lặp lại để chuẩn bị cho một chu kỳ phối giống mới.

Bò cái có chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày. Như vậy thường khoảng 18 – 24 ngày bò sẽ động dục lại. Động dục ở bò xảy ra trong khoảng 6 – 36 giờ, phổ biến là 18 – 24 giờ, nhưng thời gian phối có chửa chỉ kéo dài 10 – 12 giờ, do vậy việc phát hiện động dục là vô cùng cần thiết.

Sự động dục ở bò được chia làm 4 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn trước động dục

Giai đoạn trước động dục là giai đoạn đầu của động dục, thường kéo dài 6 – 10 giờ với các biểu hiện sau:

– Bò cái tỏ ra ngơ ngác, hay đi lại, lông mông xù lên, dựng đuôi, tách rời những con khác, kêu rống, liếm, húc nhau, muốn nhảy lên con khác, nhưng chưa đứng lại cho con khác nhảy lên.

Bò thường ít ăn cỏ hoặc cám, đái rắt, có thể giảm tiết sữa.

Mép âm môn hơi sưng, có màu hồng hơi ướt, mép âm hộ hé mở.

Niêm dịch trong suốt, loãng, chưa kéo dài thành sợi được.

Giai đoạn chịu đực

Là giai đoạn con cái chấp nhận phối giống, với các biểu hiện chính là: con cái đứng lại cho con khác nhảy lên lưng từ phía sau. Giai đoạn này người phối giống phải nhận biết kỹ các hiện tượng sau:

Bò cái có xu hướng tìm đực, tìm gặp các con khác.

Khi con khác nhảy lên phía sau thì bò cái đứng lại, lưng hơi cong lên, đuôi vểnh lên, nếu lấy tay đè lên lưng bò cái thì nó sẽ đứng yên và biểu hiện chịu giao cấu (cong lưng, đuôi lệch, có tư thế đứng vững).

Bò ít ăn hoặc không ăn, thường lôi kéo dây thừng (nếu là cái chăn dắt) hoặc đi theo bò khác.

Âm hộ bót sưng và hơi teo, âm hộ dính cỏ rác do nhiều niêm dịch dính xung quanh.

Niêm dịch trong, đặc dính, dai có thể kéo thành sợi (>12 cm). Đây là những đặc điểm để nhận biết chính xác thời kỳ chịu đực, là thời điểm phối giống thích hợp nhất và có tỷ lệ thụ thai cao nhất.

Giai đoạn sau chịu đực

Là giai đoạn cuối của chu kỳ động dục, với các biểu hiện sau:

– Ít ăn hoặc đôi khi bỏ ăn (giống như giai đoạn đầu).

– Âm hộ thâm, không sưng, niêm dịch đặc, hơi đục, không kéo dài được và đôi khi dính máu xung quanh âm hộ và mông bò cái. Khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu, song sự chảy máu trong giai đoạn này không có nghĩa là bò đã thụ thai.

Đọc thêm  Đặc điểm lợn rừng Việt Nam

Tuy đây là giai đoạn rụng trứng, nhưng phối vào lúc này là quá muộn, tỷ lệ thụ thai thấp.

Chú ý: Phải phát hiện được bò cái động dục ở giai đoạn đầu (giai đoạn trước chịu đực) mới có đủ thời gian báo cho người phối giống. Các biểu hiện của gia súc khi động dụcCác biểu hiện của gia súc khi động dục

Tất cả các biểu hiện các cơ quan sinh dục bên ngoài và bên trong trở lại bình thường.

Kỹ thuật phát hiện bò cái động dục

Bò cái không mang thai, mỗi chu kỳ chịu đực bình thường sẽ rụng 1 trứng và cứ quãng 21 ngày (biến động từ 18 – 24 ngày) lại có dấu hiệu động dục và chuẩn bị cho phối giống. Thời gian động dục ở bò khoảng 18 – 24 giờ (dao động 6 – 36 giờ). Những dấu hiệu điển hình của động dục ở bò là:

– Bò cái thường đi lại không yên, lông mông xù lên, rung đuôi, tách rời những con khác khi được chăn chung trên cùng bãi chăn thả.

– Một vài giống bò đôi khi kêu rống để gọi bò đực đến.

– Có thể giảm sự tiết sữa, ăn kém, đái rắt.

– Bò cái động dục cố nhảy lên con khác, hít ngửi con khác và những bò cái khác hít ngửi lại nó.

– Những bò cái khác cố nhảy ôm và con bò động dục đứng yên chịu cho nhảy.

– Mép âm môn đỏ và sưng mọng, có thể nhìn thấy dịch nhờn chảy ra từ âm hộ, đôi khi bết ở đuôi hoặc vùng xung quanh mông.

– Qua trực tràng có thể cảm nhận được trương lực của tử cung (cổ tử cung cứng, lỗ cổ tử cung hơi mở, sừng tử cung cong…).

Thông thường người nuôi bò không thể nhìn thấy tất cả các dấu hiệu cùng một lúc. Một số dấu hiệu của động dục có thể không có hoặc quá yếu nên không thể quan sát được.

Đối với dẫn tinh viên, điều quan trọng không những phải hỏi người nuôi bò về lần dẫn tinh trước (hoặc xem qua sổ sách ghi chép về TTNT) và những biểu hiện đặc biệt của động dục, mà phải kiểm tra chính xác con bò sẽ được dẫn tinh hay không bởi lẽ:

+ Bò có thật sự động dục không? Nếu dẫn tinh những bò cái không động dục sẽ dễ dàng gây viêm nhiễm tử cung (viêm tử cung, bọc mủ tử cung…).

+ Bò cái có mắc bệnh đường sinh dục không? Đặc biệt bệnh viêm tử cung. Nếu không việc dẫn tinh hầu như không có kết quả.

+ Bò có chửa không? Nếu dẫn tinh cho bò có chửa sẽ dễ gây sẩy thai.

Để phát hiện động dục người ta thường áp dụng một số phương pháp sau:

+ Quan sát: Thường xuyên theo dõi bò cái, cần theo dõi ít nhất 3 lần trong ngày.

Ví dụ:

Đối với bò sữa:

– Trước khi vắt sữa buổi sáng.

Đọc thêm  Nuôi thích nghi bò sữa

– Trước khi vắt sữa buổi chiều.

– Trước khi đi ngủ.

Đối với bò thịt:

– Vào buổi sớm (7-9 giờ) trước khi bắt đầu cho chăn thả hoặc quan sát trong lúc bò ăn.

– Vào buổi chiều (15 – 16 giờ) trước khi dồn bò về chuồng.

– Vào buổi tối (21 – 22 giờ).

+ Dùng đực thí tình: khi động dục, gia súc cái sẽ tiết ra feromon có mùi đặc biệt, có tác dụng kích thích sự hấp dẫn con khác, đặc biệt con đực. Vì vậy nếu trong đàn có một con động dục lập tức sẽ có nhiều con khác chạy theo (liếm ngửi, nhảy lên lưng). Người ta thường dùng đực thí tình để phát hiện bò cái động dục. Đây ỉà phương pháp tốt, rất tin cậy và có hiệu quả cao.

+ Dùng chất chỉ thị màu:

– Gắn vào vùng xương sống đuôi những bò cái chưa có chửa túi chất chỉ thị làm bằng polyethylene mỏng dễ vỡ, bên trong chứa 50 – 100 ml chất chỉ thị (màu đỏ hoặc xanh). Khi bò cái động dục những bò khác nhảy sẽ đè vỡ túi. Dẫn tinh viên hoặc chủ bò rất dễ phát hiện

– Gắn túi chất chỉ thị chuyển màu – bình thường chất lỏng trong túi có màu trắng khi bị tác động cơ học (do bò khác nhảy…) chất lỏng lập tức chuyển màu đỏ.

+ Khám qua trực tràng: là phương pháp kết hợp với các phương pháp khác để khẳng định bò có động dục không? Có thể qua trực tràng gián tiếp khám bộ phận sinh dục: nếu tử cung to hơn bình thường, sừng tử cung cong và cứng hơn, cổ tử cung mở, khi kích thích niêm dịch chảy ra, trên buồng trứng có nang phát triển. Chứng tỏ bò đang động dục (phương pháp này chỉ rành riêng chọ bác sỹ thú y và người kỹ thuật viên có tay nghề vững).

Để ngăn chặn việc động dục bị bỏ lỡ cần lưu ý:

Nhận biết từng cá thể bò bằng cách sử dụng số tai, vòng cổ…

– Đưa ánh sáng vào chuồng bò.

– Kiểm tra thường xuyên bò động dục, ít nhất 3 lần/ngày.

– Sử dụng một số dụng cụ đã nêu ở trên để phát hiện động dục.

0