12/01/2018, 11:56

Sử 9. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

Sử 9. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. ...

Sử 9. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Kế hoạch giải phóng để ra là hai năm, nhưng Bộ Chính trị lại nhấn mạnh : “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa..., giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh và nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ. Nhờ đó, nhiều hợp tác xã đạt được mục tiêu 5 tấn thóc, một số hợp tác xã đạt từ 6 đến 7 tấn thóc trên 1 hécta gieo trồng. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
Về công nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp trung ương và địa phương bị tàn phá được khôi phục nhanh chóng. Nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp, đưa vào hoạt động. Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái) là nhà máy thủy điện đầu tiên của ta được gấp rút hoàn thành và bắt đầu phát điện từ tháng 10 - 1971. Một số ngành công nghiệp quan trọng như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng... đều có bước phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.
Hệ thống giao thông vận tải, nhất là các tuyến giao thông chiến lược, bị phá hoại nặng nề được khẩn trương khôi phục.
Văn hóa, giáo dục, y tế cũng nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định. Một số khó khăn do sai lầm khuyết điểm của ta trong chỉ đạo, quản lí kinh tế và xã hội bước đầu được khắc phục.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
Ngay 6-4-1972, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi từ Thanh Hóa vào Quảng Bình. Ngày 16 - 4 - 1972, Ních-Xơn (Nixon) tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai) ; đến ngày 9 - 5 - 1972, tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc nước ta.
Nhờ được chuẩn bị trước và với tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc đã có thể chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ trận đầu.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các hoạt động sản xuất, xây dựng ở miền Bắc vẫn không bị ngừng trệ, giao thông vận tải bảo đảm thông suốt, các mặt hoạt động khác như văn hóa, giáo dục, y tế được duy trì và phát triển.
Gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Ngày 14 - 12 - 1972, Ních-Xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, bắt đầu từ chiều tối 18 đến hết ngày 29 - 12 - 1972.
Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không”.
“Điện Biên Phủ trên không" là trận thắng quyết định của ta, đã buộc Mĩ phải trả lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).

0