Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Cuộc thương lượng chính thức tại Pa-ri, họp ngày 13 - 5 - 1968 giữa hai bên - đại diện Chính phủ Việt Nam. ...
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Cuộc thương lượng chính thức tại Pa-ri, họp ngày 13 - 5 - 1968 giữa hai bên - đại diện Chính phủ Việt Nam.
Cuộc thương lượng chính thức tại Pa-ri, họp ngày 13 - 5 - 1968 giữa hai bên - đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì ; và từ ngày 25 - 1 - 1969, giữa bốn bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hoa Kì và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn).
Lập trường bốn bên mà thực chất là hai bên Việt Nam và Hoa Kì, rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn thương lượng.
Lập trường của phía Việt Nam là đòi rút hết quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Lập trường của phía Mĩ thì ngược lại, đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút khỏi miền Nam, từ chối kí dự thảo Hiệp định do phía Việt Nam đưa ra (10 - 1972), để mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội - Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, với ý đồ buộc phía Việt Nam kí dự thảo Hiệp định do Mĩ đưa ra.
Nhưng Mĩ đã thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 và buộc phải trở lại kí dự thảo Hiệp định Pa-ri do ta đưa ra trước đó.
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 - 1 - 1973 giữa bốn Bộ trường đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị tại Pa-ri và bắt đầu có hiệu lực từ ngày kí chính thức.
Nội dung Hiệp định bao gồm những điều khoản cơ bản sau :
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Hình 71. Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên - địa bàn chiến lược quan trọng. Trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10 - 3 - 1975, ta đã nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
Ngày 14 - 3 - 1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
Ngày 21-3, quân ta dành thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế ; đến ngày 26-3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Hình 73. Quân ta giải phóng cố đô Huế
Cùng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.
Hình 74. Lược đồ chiến dịch Huế-Đà Nẵng
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn, rơi vào thế cô lập. Sáng 29 - 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố. Đến 3 giờ chiều, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn (mang tên chiến dịch Hồ Chi Minh), quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Hình 75. Lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh
Trước việc tuyến phòng thủ bị chọc thủng (Phan Rang 16-4, Xuân Lộc 21 - 4), nội bộ Mĩ và quân đội Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18- 4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.
5 giờ chiều 26 - 4, chiến dịch Hồ Chi Minh bắt đầu. Năm cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
Hình 76. Xe tăng của quân đội ta tiến vào Dinh Độc lập
10 giờ 45 phút ngày 30 - 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sau giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại, thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2-5, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng là tỉnh Châu Đốc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi.