25/05/2018, 14:21

Sông Hoàng Long

(tên cũ là Đại Hoàng[1]) là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi (hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh) và sông Chanh, sông Luồn, ...

(tên cũ là Đại Hoàng[1]) là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi (hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh) và sông Chanh, sông Luồn, sông Lựng, sông Đào, ...

chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 20 km, chỗ rộng nhất 300 m. Trên sông Hoàng Long có tổng số 12 bến đò[2]. Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính.

chảy qua vùng đất thấp nên thường hay gây ra lũ lụt. Năm 1960, hệ thống đê sông Hoàng Long được xây dựng nhằm ngăn lũ vào thành phố Ninh Bình. Đồng thời, nhà nước Việt Nam đã quy định hai huyện Nho Quan và Gia Viễn là vùng chậm lũ và phân lũ của sông Hoàng Long để giữ cho đê khỏi bị vỡ. Từ đó cho đến năm 2007, đã có 17 lần xả lũ sông Hoàng Long vào hai huyện trên, gây cho nhân dân trong vùng nhiều thiệt hại[3]. Hiện đang có kế hoạch xây hồ Hưng Thi đang được xây dựng để cắt lũ ngay từ đầu nguồn[4].

Theo truyền thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng vương, hai bên có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, thất kinh cầm dao đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên thì cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn ném dao bỏ chạy. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi người chú ném dao mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (các tên khác núi Kiếp Lĩnh, núi Cột Cờ), nay thuộc xã Gia Tiến.

0