Sơn gai ốc thủ đoạn tàn nhẫn và cuộc chiến ngầm của các phi tần xưa
Các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại đều sở hữu một hậu cung khổng lồ - nơi ở của Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, phi tần và các thái giám. Không thua kém triều đình, hậu cung được tổ chức phức tạp, với những cạnh tranh, mưu đồ thôn tính nhau đầy khắc nghiệt. Thứ bậc và uy quyền trong hậu cung Đứng đầu ...
Các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại đều sở hữu một hậu cung khổng lồ - nơi ở của Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, phi tần và các thái giám. Không thua kém triều đình, hậu cung được tổ chức phức tạp, với những cạnh tranh, mưu đồ thôn tính nhau đầy khắc nghiệt.
Thứ bậc và uy quyền trong hậu cung
Đứng đầu hậu cung Trung Hoa thường là Hoàng hậu, vợ chính thức của vua. Hoàng hậu được dân chúng đặc biệt kính trọng vì được xem là "mẫu nghi thiên hạ". Chỉ có Vua và Thái hậu mẹ Vua là có chức vị cao hơn Hoàng hậu, tất cả những người còn lại đều phải tuân theo lệnh của bà. Bên cạnh Hoàng hậu còn có Thái hậu – Hoàng hậu của Vua trước. Những vị Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử là Võ Tắc Thiên thời nhà Đường (người sau này trở thành nữ Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa) và Từ Hi Thái hậu thời nhà Thanh.
Các phi tần được tuyển chọn vào cung theo nhiều tiêu chí khắt khe.
Dưới Hoàng hậu là các phi tần. Số lượng và thứ bậc của các phi tần khác nhau theo từng triều đại. Chẳng hạn như dưới thời nhà Thanh, một hậu cung sẽ có một Hoàng quý phi, hai quý phi và bốn phi. Dưới đó là các tần và thê thiếp, số lượng thay đổi theo từng triều Vua, có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn người.
Trong thời nhà Minh (1368-1644), một hệ thống chính thức đã được xây dựng để tuyển chọn phi tần cho hậu cung. Quá trình tuyển chọn sẽ diễn ra tại Tử Cấm Thành ba năm một lần. Các ứng viên từ 14 – 16 tuổi, được lựa chọn dựa theo xuất thân, dung mạo, đức hạnh, tính cách và tình trạng sức khỏe.
Để đảm bảo không có những chuyện tình bất chính nào xảy ra, nam giới tuyệt đối không được phép ra vào hậu cung, ngoại lệ duy nhất là những viên thái giám. Không chỉ suốt ngày phục vụ, nhiều thái giám còn tham gia vào chuyện chính sự để thâu tóm quyền lực và địa vị. Thời nhà Minh, khoảng 100.000 thái giám đã được đưa vào cung để hầu hạ Vua và hậu cung của ngài.
Những cuộc chiến ngầm chốn thâm cung
Trong một cấm cung quá đông nữ giới, sự ghen ghét cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng mong giành được sự sủng ái của Hoàng đế, khao khát được tấn phong làm Hoàng hậu, và nhất là sinh hạ được hoàng tử. Đôi khi, Hoàng hậu và các phi tần chia phe phái, cấu kết với các thái giám, hãm hại lẫn nhau. Khi đạt được dục vọng của mình, các phi tần sẽ có một địa vị cao hơn, và tất nhiên các thái giám cũng vậy.
Thái giám là những người đàn ông duy nhất được ra vào chốn hậu cung.
Những âm mưu hãm hại nhau chốn hậu cung xuất hiện dày đặc trong lịch sử. Những mĩ nhân được Hoàng thượng sủng ái hay sinh được hoàng tử nghiễm nhiên trở thành cái gai trong mắt những người còn lại. Một trong những phi tần nổi tiếng với sự ghen tuông vô độ và những thủ đoạn cực kì độc ác là Chiêu Tín thời nhà Hán. Bấy giờ vua Lưu Khứ rất cưng chiều một thê thiếp xinh đẹp là Vọng Ngưỡng. Chiêu Tín sinh lòng đố kị, vu khống cho Vọng Ngưỡng là có mưu đồ hãm hại nhà vua. Vua tin lời, sai người tra tấn Vọng Ngưỡng, nàng bỏ chạy được và gieo mình xuống giếng tự vẫn.
Cuộc sống khắc nghiệt chốn thâm cung đã khiến những phận nữ nhi yếu đuối trở nên máu lạnh và sắt đá. Thời nhà Đường, một trong những phi tần của Vua là Võ Mị Nương đã đang tâm giết hại đứa con mới sinh của mình và vu oan cho Vương Hoàng hậu. Kết quả là Hoàng hậu bị phế truất và Võ Mị Nương trở thành Hoàng hậu mới. Sau khi Vương Hậu bị đày vào lãnh cung, Võ Mị Nương còn sai thuộc hạ tra tấn bà bằng những thủ đoạn tàn độc để trả thù cho những ngày tháng từng bị bà đe dọa và hãm hại.
Thời nhà Minh, Quý phi họ Vạn của vua Hiến Tôn do không còn khả năng mang thai nên quyết không để ai khác sinh con cho vua. Một cung phi họ Kỳ đã mang long thai và sinh hạ một bé trai, nhưng vì lo sợ hai mẹ con bị hãm hại, một viên thái giám đã mang giấu đứa bé ở một nơi an toàn. Một thời gian sau, khi vua biết chuyện, liền vui mừng cho đón hai mẹ con vào cung. Vạn Quý phi nổi giận, lập tức sát hại Kỳ Thị. Viên thái giám kia cũng quá hoảng sợ mà nuốt vàng tự vẫn.
Cuộc chiến chốn hậu cung cũng tàn nhẫn và khốc liệt không thua kém chính sự.
Như một lẽ dĩ nhiên, các phi tần hầu hết đều có số phận bi thảm sau khi Vua qua đời. Nhiều người còn bị chôn sống theo Vua để hầu hạ ngài ở thế giới bên kia. Vậy mới thấy, cuộc sống chốn hậu cung đâu chỉ toàn nhung lụa và bình yên.
- Bất ngờ với yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm của phi tần Trung Quốc ngày xưa
- Chọn phi thị tẩm là sự hoang dâm vô độ của vua chúa Trung Hoa thời xưa