Soạn văn lớp 12: Thực hành về hàm ý
Soạn văn lớp 12 tập 2: Thực hành về hàm ý. Câu 3: a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng ...
Soạn văn lớp 12 tập 2: Thực hành về hàm ý. Câu 3: a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng
Câu 1:
a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:
- Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
- Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ.
- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội hơn nữa con hé mở hi vọng con hổ có gí trị hơn nhiều so với con bò bị mất (con hổ này to lắm).
b. Hàm ý là nội dung của câu hỏi không được thể hiện trong nghĩa tường minh mà được suy ra từ nghĩa tường minh và nhờ ngữ cảnh hỗ trợ.
Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp: vừa thiếu vừa thừa thông tin, tức là chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý. Đó là công nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội.
Câu 2:
a. Câu nói của Bá Kiến "Tôi không phải cái kho" hàm ý: từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho: biểu tưởng của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền).
Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: "Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.")
b. Chí Phèo đấy hở? Đây là câu hỏi nhưng hành động chào. Hàm ý: anh lại lôi thôi gì đây.
Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Đây là câu hỏi nhưng hành động sai khiến. Hàm ý: Chí Phèo nên lo làm ăn, không được đến đây xin tiền nữa.
c. Ở hai lượt lời đầu, Chí Phèo cố ý không nói đầy đủ nội dung. Phầm hàm ý được thể hiện lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện!
Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng - không xin tiền thì xin gì, - không đòi tiền thì đòi gì.
Câu 3:
a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to. Qua lượt lời thứ hai của bà, ta con thấy lượt lời đầu có thêm hàm ý khác (không nói ra): không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém, chứ không phải như điều đắc chí của ông đồ (ý văn dồi dào).
b. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng muốn ông không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
Câu 4:
Để tạo ra cách nói có hàm ý, tuỳ thuộc ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức với nhau.
Như vậy cần chọn phương án D.
Sachbaitap.com